Bài văn khấn hóa vàng cúng mùng 3 tết chuẩn tâm linh

Cúng mùng 3 tết là gì, cúng hóa vàng là lễ cúng gì? Cách chuẩn bị lễ vật cúng, mẫu bài cúng mùng 3 tết, văn khấn hóa vàng cúng mùng 3 tết chuẩn tâm linh. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bài văn khấn hóa vàng cúng mùng 3 tết
bài văn khấn hóa vàng cúng mùng 3 tết

Cúng mùng 3 tết – Cúng hóa vàng là một nghi thức thế nào 

Cúng mùng 3 tết cổ truyền hay còn được gọi là ngày cúng hóa vàng, cúng tiễn chân gia tiên, ông bà. Một số nơi còn gọi nghi thức này là cúng tan tết, rất nhiều gia đình Việt vô cùng xem trọng ngày này, bởi họ cho rằng đây là lúc để bắt đầu những ngày bình thường trong năm một cách suôn sẻ, khởi đầu thuận lợi. Hãy cùng tìm hiểu những nét đặc trưng cũng như là cách thức chuẩn bị của nghi thức này nhé! 

Tại sao lại có nghi thức cúng mùng 3 tết, cúng hóa vàng có cần thiết không? 

Tết Nguyên Đán là một dịp diễn ra rất nhiều hoạt động cúng bái tâm linh, ngoài các nghi thức được tiến hành vào khoảng cuối năm như cúng đưa ông táo về trời hay cúng tất niên thì vào dịp đầu năm mới là lúc mà các gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cúng cho một sự khởi đầu đầy tốt đẹp. Trong ba ngày tết truyền thống mùng 1, mùng 2 và mùng 3, hầu hết mọi gia đình đều sẽ chuẩn bị những mâm cúng đơn giản, đầm ấm dâng lên bàn thờ tổ tiên và thần linh trong nhà. Mỗi ngày đều có những ý nghĩa khác nhau về mặt tinh thần cũng như là những giá trị tâm linh sâu sắc. 

Khác với hai ngày mùng 1 và mùng 2, ngày mùng 3 Tết người ta thường sẽ tiến hành nghi thức cúng tiễn chân ông bà hay còn được gọi là cúng hóa vàng, cúng tan Tết. Theo phong tục truyền thống của các vùng miền thì nghi thức này được thực hiện vào bất cứ lúc nào cũng được, một số nơi sẽ tiến hành vào ngày mùng 4, ngày mùng 5 hoặc là ngày mùng 7, nhưng thường thấy nhất vẫn là chọn ngày mùng 3 để cúng tan tết. 

Nhiều người vẫn thường băn khoăn không biết có nhất thiết phải cúng mùng 3 tết hay không, thực hiện nghi thức tan tết có thực sự quan trọng? Câu trả lời chắc chắn là có, nếu như bạn đã thực hiện cúng ngày mùng 1, mùng 2 thì vẫn nên cúng mùng 3 để có một sự trọn vẹn và hoàn hảo. Bên cạnh đó ý nghĩa thực sự của lễ cúng ngày mùng 3 là để tiễn đưa ông bà một cách long trọng, thể hiện sự hiếu kính và mang nhiều giá trị tâm linh tích cực. Vả lại, việc chuẩn bị mâm cúng cũng rất đơn giản, tùy tâm, tùy hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà thực hiện sao cho phù hợp. 

Nghi thức cúng mùng 3 tết, cúng hóa vàng có vai trò gì trong giá trị tâm linh người Việt

Ngay từ trong tên gọi chắc hẳn chúng ta cũng đã có thể đoán ra được ý nghĩa sâu sắc của nghi thức này. Lễ cúng mùng 3 tết truyền thống, hay cúng hóa vàng được rất nhiều người Việt Nam coi trọng, họ làm mâm cúng với đầy đủ lễ vật thịnh soạn để tiễn ông bà, tạ ơn gia tiên và các vị thần linh đã luôn phù hộ và che chở cho gia đạo bình an. Đây còn là dịp để cho gia chủ bày tỏ những ước muốn và mong cầu trong năm mới, hy vọng điều tốt đẹp, công việc suôn sẻ và tránh tai ương. Ngoài ra, nghi thức tan Tết còn mang ý nghĩa là kết thúc những ngày tết vui chơi trong trọn vẹn để bắt đầu những ngày bình thường một cách suôn sẻ và hanh thông. 

Ngoài ra, ở nhiều nơi hoặc là ở một số gia đình, ngày mùng 3 Tết bên cạnh việc làm mâm cúng gia tiên và thần linh thì đây cũng là dịp để anh em và người thân tụ họp với nhau. Mọi người quây quần ăn uống và nói chuyện vui vẻ, chuẩn bị cho một sự khởi đầu đầy tốt đẹp. 

Có thể nói, việc thực hiện nghi thức cúng tan tết vào ngày mùng 3 hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa hết sức độc đáo của người Việt Nam. Có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người cảm thấy an tâm hơn và có động lực hơn. 

Chuẩn bị mâm cúng mùng 3 tết cổ truyền , cúng hóa vàng chuẩn nghi thức

Về cơ bản thì mâm cúng mùng 3 tết cổ truyền cũng không khác gì lắm so với lễ cúng mùng 1 tết và lễ cúng mùng 2 tết. Các gia chủ có thể thay đổi những món ăn hoặc là gia giảm lễ vật sao cho mâm cúng được đầy đủ hơn, trang trọng và thịnh soạn hơn. Tùy theo điều kiện kinh tế của các gia đình và quan niệm vùng miền ở mỗi nơi mà chuẩn bị cho thật phù hợp. Tránh tình trạng bày vẽ quá mức sẽ gây lãng phí, chủ chốt vẫn là có lòng thành. Nếu bạn vẫn đang còn mơ hồ không biết nên chuẩn bị những lễ vật gì thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây của Đồ Cúng Nhân Tâm, mách bạn cách chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết cổ truyền, mâm cúng hóa vàng chuẩn nghi thức nhất.

Mâm cơm cúng mùng 3 tết cổ truyền 

Trong ngày mùng 3 Tết cổ truyền bạn nên chuẩn bị một mâm cơm nhỏ, bao gồm các lễ vật đa dạng với những món ăn quen thuộc như:

  • luộc 
  • Bánh chưng hoặc là bánh tét, xôi đậu xanh hay xôi gấc,…
  • Nem chả, gỏi nộm, thịt kho tàu, rau xào,…
  • Canh khổ qua, canh cà ri, canh xương hầm hay canh miến 

Các món ăn ở trong mâm cơm cúng đều có thể linh động thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị và phong cách nấu nướng của mỗi vùng miền, mỗi cá nhân. Miễn sao thấy phù hợp nhất là được, bên cạnh đó phải đảm bảo lễ vật sạch sẽ và thơm ngon. 

Mâm hoa quả cúng ngày mùng 3 tết cổ truyền 

Mâm ngũ quả trái cây chắc chắn là lễ vật không thể nào thiếu trên mâm cúng mùng 3 Tết cổ truyền, mâm lễ cúng hóa vàng. Bạn lưu ý nên chọn những loại hoa quả tươi mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp. Chưng mâm ngũ quả hoặc cũng có thể sắp xếp trái cây một cách ngẫu nhiên, miễn sao cảm thấy đẹp mắt và đầy đủ là được. Thường thì người ta sẽ chọn cúng mâm ngũ quả vì số 5 là một con số đẹp, theo quan niệm của người xưa thì họ cho rằng có năm mong ước mà con người luôn luôn hướng tới, đó chính là phúc – lộc – thọ – khang – ninh. Bên cạnh đó mâm ngũ quả còn thường được sắp xếp theo quy luật ngũ hành tương sinh, biểu hiện cho sự hài hòa thu hút về nhiều vượng khí.

Các lễ vật cần thiết khác cho mâm cúng mùng 3 tết cổ truyền 

Các lễ vật còn lại ở trên mâm cúng mùng 3 Tết cổ truyền, mâm cúng hóa vàng sẽ bao gồm những lễ vật cơ bản không thể nào thiếu dưới đây: 

  • Hoa tươi cần phải chọn những loại hoa có màu sắc rạng rỡ, hoa nở và có cả nụ, cả lá xanh. 
  • Rượu, nước
  • Có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo
  • Trầu cau, nến, giấy tiền vàng bạc 
  • 2 cây mía (người ta chuẩn bị lễ vật này là vì mang ý nghĩa để các cụ chống đi cho không bị mỏi hoặc có thể dùng để gánh các lễ vật về trời). 

Ngoài cách thức chuẩn bị theo những gợi ý trên thì bạn còn có thể chuẩn bị mâm cúng chay cho ngày mùng 3 Tết. Tùy theo phong cách ăn uống của mỗi gia đình, có thể chọn các món chay như đậu hũ, rau xào, bánh chưng hay bánh tét chay,… Sau khi tiến hành cúng xong thì có thể mời anh em, người thân trong gia đình đến để ăn lễ tan Tết với gia đình mình. 

Những lưu ý trong ngày cúng mùng 3 tết, ngày cúng hóa vàng

Để có thể diễn ra một ngày cúng mùng 3 trọn vẹn thì gia chủ cũng cần phải lưu ý một vài vấn đề sau đây. Không nên mắc những sai lầm cơ bản để tránh ảnh hưởng tới tôn nghiêm của thần linh.

Nên thực hiện cúng tan tết mùng 3 vào thời điểm nào trong ngày

Về vấn đề thời gian thực hiện lễ cúng tan Tết ngày mùng 3 cũng khiến nhiều người khá là băn khoăn không biết phải nên thực hiện vào thời điểm nào trong ngày. Theo như các chuyên gia phong thủy thì bạn có thể thực hiện cúng vào bất cứ lúc nào cũng được miễn sao phù hợp với quỹ thời gian của người thân trong gia đình và thuận tiện cho việc cúng kiến. Nếu được thì tốt nhất vẫn nên tiến hành cũng vào buổi sáng ngày mùng 3 tết, sau khi hoàn thành nghi thức thì sẽ mời anh em, bạn bè tới dùng cơm vào buổi trưa là vừa đẹp. Không nên làm quá muộn sẽ dẫn đến sự cập rập hoặc là luống cuống ở trong gia đình.

Lưu ý trong quá trình cúng tan tết ngày mùng 3, cúng hóa vàng

  • Nhiều gia đình thường hay hạ lễ khá sớm khoảng 2/3 nhang cháy là đã hạ lễ rồi. Bạn nên lưu ý là phải chờ đến khi nhang tàn hết thì mới hạ lễ. 
  • Khi thực hiện cúng, gia chủ nên ăn mặc kín đáo, chỉnh tề và lịch sử để thể hiện được sự tôn trọng đối với thần linh và ông bà tổ tiên. 
  • Khi nhang cháy gần hết thì gia chủ có thể tiến hành lấy giấy tiền vàng bạc để mang đi đốt và đổ rượu cùng lúc. Sau đó dùng hai cây mía đã được chuẩn bị hơ trên phần giấy tiền vừa mới đốt xong. 
  • Lễ vật có thể đơn giản cũng được nhưng gia chủ cần đảm bảo là phải sạch sẽ. Có thể thay đổi lễ vật chay, mặn tùy ý. 
  • Lưu ý phần giấy tiền vàng bạc của thần linh sẽ được đốt trước và sau đó mới đốt đến phần giấy tiền vàng bạc của tổ tiên gia đình. Phần giấy tiền ở trên bàn thờ của người mới mất phải được đốt riêng. 
  • Gia chủ có thể chuẩn bị văn khấn trước, tham khảo ở trên các trang mạng uy tín hoặc là tự khấn theo sự thành tâm của mình. Lúc đọc văn khấn cần phải tập trung và có lòng thành trong đó. 

Hy vọng rằng những gợi ý ở bài viết trên đã có thể giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị mâm cúng hóa vàng, mâm cỗ cúng mùng 3 Tết được trọn vẹn, đúng ý và hoàn hảo nhất. Nếu như bạn đang cần tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về các dịp lễ cúng quan trọng trong năm, cách thức chuẩn bị ra sao, bao gồm những lễ vật nào,… thì có thể truy cập website của Đồ Cúng Nhân Tâm để biết thêm thông tin chi tiết. 

Liên hệ với đơn vị chúng tôi để đặt hàng theo yêu cầu với các loại mâm cỗ cúng trọn gói khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn mâm cúng với nhiều mức giá đa dạng, phù hợp với từng điều kiện của mỗi gia đình. Đồ Cúng Nhân Tâm cam kết cung cấp những món ăn ngon, lễ vật sạch sẽ và chuẩn tâm linh nghi thức.