Bài cúng văn khấn mùng 1 tết chuẩn, Mâm lễ vật cần những gì?

Cúng ngày mùng 1 tết

Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về lễ cúng ngày mùng 1 tết được chuẩn bị như nào?

Chuẩn bị lễ cúng ngày mùng 1 tết rất quan trọng để có được một năm mới thuận lợi, may mắn, sung túc. Bạn đã biết làm mâm cúng mùng 1 như thế nào hay chưa? Tất tần tật thông tin chi tiết về lễ cúng mùng 1 sẽ được chia sẻ đầy đủ dưới bài viết này.

Ý nghĩa của lễ cúng ngày mùng 1 tết bạn đã biết?

Từ lâu, lễ cúng mùng 1 đầu năm mới là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Và cho đến ngày tập tục này vẫn được các thể hệ gia đình lưu truyền, gìn giữ.

Lễ cúng mùng 1 đầu năm cầu mong một năm ấm no, sung túc

Lễ cúng mùng 1 thường diễn ra vào buổi sáng. Việc tổ chức lễ cúng mang ý nghĩa cầu mong cho khởi đầu của năm mới may mắn, có nhiều điều tốt đẹp hơn.

Đặc biệt, lễ cúng đầu năm vào ngày mùng 1 còn mang ý nghĩa, bày tỏ lòng thành của con cháu đến ông bà, tổ tiên đã khuất. Đây là dịp con cháu tưởng nhớ và mong muốn ông bà về chung vui, đón chào năm mới với gia đình.

Chuẩn bị cỗ cúng mùng 1 đầu năm mới như thế nào

Như đã biết, lễ cúng mùng 1 đó là nghi thức rất quan trọng, cầu cho một năm đầy đủ, sung túc, ấm no. Thế nên, việc chuẩn bị cỗ cúng luôn được các gia chủ chú trọng và có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Theo quan niệm xưa, bàn thờ cúng mùng 1 không thể thiếu hương vàng giấy áo, hoa quả, hoa tươi, rượu, nước, đèn, trầu cau tươi, bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy thích. Tất cả các món ăn, đồ cúng sẽ được sắp xếp và bày đặt trang trong, gọn gàng trên bàn thờ. Mỗi một gia đình sẽ có sự chuẩn bị cỗ cúng khác nhau cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong mâm cúng truyền thống bao giờ cũng xuất hiện những món như:

Chuẩn bị cỗ cúng mùng 1 tết như thế nào không phải ai cũng rõ

Thịt luộc

Đây là hình ảnh không còn xa lạ gì trên bàn thờ gia tiên vào ngày mùng 1 tết. Gà được chọn để cúng lễ phải là gà trống khỏe mạnh, có mồng đẹp, mắt khỏe, không bị dị tật. Bạn nên chọn mua gà ta thì thịt sẽ chắc và ngon hơn gà công nghiệp.

Bánh chưng, bánh tày

Dĩ nhiên, trên bàn thờ của các gia đình Việt ngày tết không thể thiếu sự hiện diện của những chiếc bánh chưng, bánh tày. Thông thường người miền Trung và miền Bắc sẽ thờ bánh chưng. Còn bánh tét sẽ được sử dụng nhiều trên mâm cỗ của người miền Nam.

Những chiếc bánh được gói công phu, đẹp mắt với đầy đủ các nguyên liệu, gia vị mang đậm hương vị tết truyền thống. Hình ảnh vuông tròn của bánh chưng, bánh tét giúp cho không khí tết đoàn viên thêm phần ấm cúng hơn.

Canh miến

Canh miến – món ăn quen thuộc trong lễ cúng được sử dụng nhiều ở miền Bắc. Bát canh thơm ngon, hấp dẫn được tận dụng từ nước luộc gà, măng khô, xương heo hoặc mọc nấu cùng với miến dong.

Mâm ngũ quả

Điểm nổi bật, đặc trưng trên bàn thờ gia tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về của người Việt có lẽ là mâm ngũ quả với màu sắc bắt mắt. Mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại được suy luận dựa trên thuyết ngũ hành trong phong thủy gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chuẩn bị mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính và mong ước về một năm ấm no, sung túc đến với gia chủ. Tùy theo đặc trưng của vùng miền, bạn sẽ có sự chuẩn bị và trình bày mâm ngũ quả khác nhau.

Khám phá nét ẩm thực độc đáo trong mâm cúng mùng 1 ở 3 miền

Khám phá mâm cúng ngày mùng 1 ở cả 3 miền

Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc. Với mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt trong nghi thức và chuẩn bị lễ cúng. Chính điều này đã làm cho nền văn hóa Việt đa dạng và hấp dẫn hơn.  Đa phần, cỗ cúng mùng 1 đều có sự giống nhau về chuẩn bị lễ vật hương, vàng nến, hoa tươi, mâm ngũ quả, rượu, nước,…. Tuy nhiên số lượng món ăn và cách chế biến món dành cho cỗ cúng ở mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau. Dưới đây, hãy cùng khám phá mâm cúng mùng 1 tết ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Tùy theo điều kiện các gia đình có sự chuẩn bị cỗ cúng khác nhau

Mâm cúng mùng 1 của miền Bắc

Người miền Bắc thường bày trí cỗ cúng theo số lượng bát đĩa chẵn 4, 6, 8 để thể hiện cho sự chắc chắn, sung túc. Tùy vào điều kiện gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ 4 đĩa, 4 bát hoặc 6 đĩa, 6 bát,…..

Mâm cúng của người miền Bắc

Trong mâm cỗ cúng của miền Bắc luôn có các bát như: miến xào lòng gà, móng giò hầm, canh bóng nấu thập cẩm, bát mọc,… Bên cạnh đó các đĩa trên cỗ cúng sẽ gồm: xôi, giò lụa, thịt gà luộc, bánh chưng, hành muối,…

Mâm cúng mùng 1 của miền Trung

Với người miền Trung việc chuẩn bị cỗ cúng sẽ đa dạng, phong phú về món ăn hơn. Hầu như các gia đình có gì thì sẽ chuẩn bị cỗ cúng là món nấy, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ gửi gắm đến tổ tiên, ông bà. Các món ăn thường xuất hiện trên cỗ cúng Trung Bộ gồm: bánh chưng, thịt gà luộc, heo luộc, cá, dưa món, bánh chưng, giò, canh, thịt đông, tôm, chả,….

Quan niệm của người miền Trung khi chuẩn bị cỗ cúng đó là các gia đình khá giả, có điều kiện thì mâm cỗ sẽ đầy đủ và xuất hiện nhiều món hơn.

Khám phá cỗ cúng mùng 1 của miền Nam

Thông thường, các món chuẩn bị cỗ cúng mùng 1 ở Nam Bộ sẽ được chuẩn bị dựa trên điều kiện khí hậu. Theo đó, ở miền Nam khí hậu nóng hơn nên các gia đình sẽ chuẩn bị các món ăn nguội giúp bảo quản được lâu tránh ôi thiu.

Cỗ cúng miền Nam luôn có canh khổ qua nhồi thịt

Một số món quen thuộc trên cỗ cúng miền Nam gồm: bánh tét, củ cải ngâm mắm, thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, gỏi tôm, thịt heo luộc,….

Mỗi một địa phương, vùng miền sẽ có sự chuẩn bị mâm cúng khác nhau phù hợp với điều kiện và nét văn hóa của vùng miền. Và quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị cỗ cũng vẫn là tấm lòng thành tâm của gia chủ hướng về ông bà, tổ tiên.

Những điều nên làm vào mùng 1 để tăng may mắn, tài lộc cho gia đình

Nên thắp hương vào sáng mùng 1 tết

Thắp hương, cúng lễ đầu năm vào ngày mùng 1 tết là điều nên làm để cầu tài, cầu lộc cho năm mới. Ngoài việc thắp hương tại nhà, nhà thờ dòng họ, bạn có thể đến các đền chùa, miếu vào ngày mùng 1. Trong quá trình thắp hương cần lưu ý thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9,… và không được thắp số chẵn.

Thắp hương đầu năm cầu tài, cầu lộc

Thưởng thức các món ăn đem lại may mắn

Người xưa quan niệm, ngày mùng 1 đầu năm mới ăn các món ăn may mắn sẽ giúp cho bạn cả năm có tài lộc, vận may kéo đến nhiều. Những món ăn được cho là may mắn thường có màu đỏ như đu đủ, dưa hấu, xôi gấc,….

Chuẩn bị và mang theo các đồ vật hợp phong thủy bên mình

Tìm hiểu và mang theo các món đồ hợp phong thủy, mang đến may mắn cho gia chủ đầu năm là điều rất tốt. Theo đó, mỗi bản mệnh tương ứng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ có những đồ vật tượng trưng may mắn khác nhau.

Đối với người mệnh mộc thì nên mang theo muối trắng bên mình trong ngày mùng 1. Dân gian cho rằng, gói mang theo muối trắng trong ngày đầu năm mới sẽ giúp thu hút vận may, cả năm kinh doanh, làm ăn thuận lợi, phát đạt.

Với gia chủ mệnh kim thì nên mang theo đất để thu hút vận may, tài lộc.

Theo quan niệm phong thủy, những người mệnh thủy sẽ có vật may mắn làm từ bạc. Do vậy, vào ngày mùng 1 bạn nên sử dụng các món đồ trang sức bạc để có nhiều tài lộc, may mắn hơn.

Thuyết ngũ hành mộc sinh hỏa, do vậy người mệnh hỏa nên mang theo gỗ bên mình trong ngày đầu năm. Cuối cùng những người có mệnh thổ, đồ vật hợp phong thủy, đem lại vận may trong năm mới sẽ là bật lửa, que diêm.

Một số điều kiêng kỵ cần phải tránh trong ngày mùng 1 tết

Bên cạnh những điều nên làm, bạn cũng cần tìm hiểu để tránh điều kiêng kị không nên làm vào ngày mùng 1 tết.

Điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày mùng 1 tết

Kiêng làm vỡ đồ vật, ấm chén

Đỗ vật vỡ trong ngày mùng 1 được cho là điểm xui xẻo, điềm đen đối với gia chủ. Do đó, để một năm mới có khởi đầu thuận lợi, may mắn tốt đẹp bạn nên cẩn trọng và tránh làm rơi vỡ các món đồ vật trong ngày đầu năm.

Kiêng cắt tóc, móng chân, móng tay đầu năm

Người xưa cho rằng, việc cắt móng tay, móng chân, tóc vào ngày mùng 1 sẽ làm cho bạn bị hao hụt tài lộc, vận may trong năm mới.

Kiêng quét nhà vào ngày mùng 1

Việc quét nhà ngày mùng 1 cũng đồng nghĩa là bạn quét thần tài, thần lộc của gia đình ra khỏi nhà. Đây là điều kiêng kị, không nên làm trong ngày đầu năm bạn cần tránh để có một năm mới thuận lợi như ý.

Kiêng cho lửa, cho nước

Người xưa cho rằng, lửa và nước là biểu trưng cho sự may mắn, ấm no, sung túc của gia đình. Do đó, trong ngày đầu năm bạn không được cho lửa, nước. Hành động cho lửa, nước cũng đồng nghĩa với việc bạn mang tài lộc, điềm may đi cho người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận hạn của gia chủ trong năm mới.

Kiêng đánh thức người khác

Nếu không muốn một năm mới bị hối thúc, giục giã thì bạn không được đánh thức người khác trong ngày mùng 1. Thay vào đó, hãy để các thành viên trong gia đình ý thức và tự thức dậy.

Như vậy, trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến cúng ngày mùng 1 tết. Tin chắc rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã có thêm kinh nghiệm khi chuẩn bị lễ cúng đầu năm sung túc và đầy đủ hơn.