Cách nấu chè bưởi không bị đắng chuẩn vị quán ngon 100%

Chè bưởi là món ăn vặt giúp giải nhiệt thanh mát cơ thể vào những ngày hè, là món ngon quen thuộc ai ai cũng thích. Cùng Kênh Đầu Bếp vào bếp thực hiện cách nấu chè bưởi không bị đắng nhé.

Chè bưởi không chỉ là một món ăn, mà còn là một nét văn hóa truyền thống, đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đối với nhiều người, chè bưởi còn chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ, là những kí ức êm đềm, bình yên về bát chè bưởi gói gọn biết bao tình cảm gia đình thiêng liêng. Chè có vị ngọt thanh, giòn giòn của bưởi hòa quyện cùng với đậu xanh béo ngậy mê ngất lòng người.

Hôm nay, chuyên mục Tối Nay Ăn Gì sẽ hướng dẫn cho bạn công thức nấu món chè bưởi thơm ngon nhưng không bị đắng ngon như ngoài tiệm. Cùng đọc công thức và xem các hướng dẫn bên dưới nhé!

Tìm hiểu một ít thông tin về quả bưởi

Bưởi là gì?

Bưởi là một loại quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.

Loài cây to, cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân gỗ. Cành có gai dài, nhọn. Lá có gan hình mang, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đếu, mọc thành chùm 6-10 bông và có mùi hương rất dễ chịu. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Hoa bưởi có màu trắng nhỏ, thân cây đôi khi chảy nhựa.

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g bưởi

Năng lượng159 KJ (38 kcal)
Cacbohydrat
Chất xơ
Chất béo
Chất đạm
9.62 g
1 g
0.04 g
0.76 g
Vitamin
Thiamine (B1)
Riboflavin (B2)
Niacin (B3)
Vitamin B6
Vitamin C
0.034 mg
0.027 mg
0.22 mg
0.036 mg
61 mg
Chất khoáng
Sắt
Magie
Mangan
Photpho
Kali
Natri
Kẽm
0.11 mg
6 mg
0.017 mg
17 mg
216 mg
1 mg
0.08 mg

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g bưởi ( Theo Wikipedia)

Công dụng của bưởi

Bưởi là một loại trái cây có nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt bưởi có chứa rất nhiều Vitamic C có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch và chữa khỏi các bệnh cảm cúm. Dưới đây là những công dụng chính của quả bưởi:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa sỏi thận
  • Đốt cháy mỡ thừa
  • Tăng cường sự trao đổi chất
  • Thanh lọc gan
  • Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư tuyến tiền liệt
  • Ngăn ngừa ung thư phổi
  • Giảm các cholesterol có hại
  • Bệnh viêm nướu

Cách chọn mua mua bưởi ngon

  • Những quả bưởi có lớp vỏ bên ngoài căng, bóng, hơi ửng vàng, hình dáng quả bưởi tròn đều, khi cầm trên tay thấy nặng chắc thì đó là bưởi ngon, mọng nước, múi bưởi không bị khô xơ. Còn nếu thấy quả méo hoặc vỏ bị xấu thì không nên chọn mua.
  • Để kiểm tra vỏ bưởi dày hay mỏng, bạn có thể dùng đầu ngón tay búng nhẹ vào vỏ bưởi, nếu nghe thấy tiếng “bóc bóc” thì quả bưởi đó có vỏ dày, còn nếu có tiếng “cạch cạch” thì vỏ bưởi mỏng nên mua. Chọn quả có cuống còn tươi, để kiểm tra bạn dùng tay bấm thử vào cuống thấy có vết, còn nếu không thấy có vết thì là quả đã để lâu.
  • Quan sát các nốt gai trên lớp vỏ của quả bưởi thấy gai càng to thì quả bưởi đó càng chín, già, ngon.
  • Riêng với bưởi da xanh, bưởi năm roi, bạn nên lựa quả có khối lượng từ tầm 1kg trở lên, đặt trên tay thấy chắc và kích cỡ của bưởi cũng không quá lớn, da của bưởi căng bóng, vỏ màu xanh nhưng có ánh vàng, nốt gai to là những quả bưởi ngon.

Cách bảo quản bưởi

Bạn bảo quản bằng cách lau sạch, cho bưởi vào túi lưới, hoặc xếp bưởi trên một lớp cát đặt ở góc nhà khô thoáng. Không cho bưởi vào túi lưới khi thời tiết nóng ẩm. Đặc biệt, tuyệt đối không để bưởi vào tủ lạnh, tránh hư hỏng nhanh.

Với cách bảo quản để nơi khô ráo, thoáng mát, bưởi có thể để được một đến hai tuần.

Cách nấu chè bưởi ngon không bị đắng

Chè bưởi là một món tráng miệng rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở Cần Thơ. Tuy có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chè bưởi cũng rất nổi tiếng ở Hà Nội, Huế hay nhiều tỉnh thành khác.

Khác với những món chè Việt Nam truyền thống thường được làm từ các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, v.v…) hoặc các loại bột (bột gạo, bột mì, v.v…), điều làm nên sự đặc biệt của món chè bưởi là được làm từ cùi bưởi.

Hướng dẫn cách làm cùi bưởi giòn ngon không bị đắng

Chè bưởi là món ăn vô cùng được lòng mọi người từ người già đến trẻ nhỏ bởi vì đây là món chè có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau tạo lên những hương vị ngon ngọt, độc đáo.

Thế nhưng, để nấu chè bưởi ngon thì cách sơ chế cùi bưởi rất quan trọng mà không phải ai cũng nắm được. Nếu không biết cách sơ chế thì cùi bưởi sẽ rất dễ bị đắng làm và làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ thành phẩm của bạn. Cùng xem ngay 2 bí quyết làm cùi bưởi không bị đắng dưới đây nhé!

1. Làm cùi bưởi không cần phèn chua

  • Cùi bưởi sau khi gọt hết vỏ ngoài màu xanh và gân thì cắt nhỏ thành từng miếng hình vuông. Nếu có thể nên lựa những quả bưởi có cùi dày để miếng cùi dày hơn.
  • Nấu một nồi nước sôi, thả cùi bưởi vào ngâm 10 phút rồi vớt ra để cho nguội bớt thì bóp kiệt nước. Nếu thấy cùi xẹp không phồng trở lại thì được. Nếu cùi vẫn phồng trở lại thì lặp tiếp tục làm lại tương tự 1-2 lần nữa cho đến cùi thật khô.
  • Tiếp theo, bạn đem cùi bưởi ra xả lại bằng nước lạnh, ngâm trong nước lạnh thêm 5 phút rồi bóp kiệt nước, lặp lại động tác này 2 lần cho cùi bưởi thật khô. Nếm thử thấy cùi không có vị the đắng là đạt.
  • Bắc chảo lên bếp đun nóng thì cho 50g đường vào cho chảy thì cho thêm một chút nước đun đến khi đường chuyển màu caramen thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục cho 50g đường và 120ml nước vào, đun sôi. Sau đó tắt bếp, chờ nước đường còn ấm ấm thì cho 80g bột năng vào quậy đều. Tiếp đó, trút toàn bộ cùi bưởi đã sơ chế vào. Dùng thìa đảo đều cho bột năng ngấm hết vào cùi.
  • Cho tiếp 200g bột năng vào hộp nhựa hoặc âu lớn, sau đó trút hết cùi bưởi vào rồi xóc đều cho bột bám đều vào cùi bưởi. Tiếp tục cho cùi bưởi vào nồi nước sôi luộc lại cho đến khi cùi bưởi trong là được.

2. Làm cùi bưởi bằng nước muối loãng

  • Cũng là một cách hiệu quả để khử đắng cho cùi bưởi mà không cần dùng đường phèn, bạn có thể ngâm cùi bưởi với nước muối pha loãng qua đêm hoặc 3 – 4 tiếng. Thay nước ngâm ít nhất 3 lần và sau mỗi lần ngâm thì bạn vớt ra bóp cùi bưởi thật khô để tinh dầu ra hết. Lưu ý, với cách này, bạn nên cho muối vừa phải tùy cào lượng cùi bưởi để không bị mặn.
  • Sau khi ngâm nước muối loãng xong, bạn đem cùi bưởi luộc lại với nước nóng một lần nữa, cho ra thau đá rồi sên với đường là được.
  • Để có món chè bưởi ngon, bạn nên chọn loại bưởi da xanh hoặc bưởi Năm roi. Khi sơ chế cùi bưởi nấu chè, bạn không nên cắt sát vỏ xanh bên ngoài và phần ruột bên trong sẽ khiến cùi rất đắng và còn bị dính gân, làm món chè không ngon. Nếu dùng bột năng trong quá trình sơ chế cùi bưởi, cần dùng một lượng phù hợp với lượng cùi bưởi thì cùi mới có được độ giòn dai ngon nhất.

Hướng dẫn cách nấu chè bưởi

Nguyên liệu làm chè bưởi

  • Vỏ của 2 trái bưởi 1,5kg
  • 100 đậu xanh
  • 130 gram đường thốt nốt
  • 50 gram đường cát
  • 250 gram bột năng(bóp cùi bưởi 50g, áo bột 120g, cho vào chè 80g)
  • 1,2 lít nước (nấu nước đường 1lít, 200ml hòa với bột năng cho vào chè)
  • 1 ít muối và 1 ít lá dứa

* Phần nước cốt dừa:

  • 300ml nước cốt dừa
  • 2 muỗng canh đường
  • 1 ít muối
  • 2 muỗng cà phê vun bột năng

Cách nấu chè bưởi ngon

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch đậu xanh, bỏ những hạt lép, hỏng, sau đó ngâm vào nước lạnh trong khoảng 1 tiếng cho đậu nở, mềm.
  • Rửa sạch bưởi, gọt bỏ hết phần vỏ xanh và phần xơ sát múi bưởi để cùi được giòn hơn. Cắt cùi bưởi thành miếng vừa ăn (khoảng một đốt ngón tay út)

Lưu ý: Nếu cắt cùi bưởi quá to thì dễ bị sống sượng, còn cắt quá nhỏ sẽ làm mất độ giòn của cùi bưởi, vì vậy nên bạn cắt vừa phải thì chè được ngon hơn

  • Tiếp theo, bạn cho vào 2 muỗng canh muối và một ít nước để bóp cùi bưởi. Sau đó, bạn bóp cùi bưởi thật kỹ và đều tay trong vong 10 phút. Vắt khô rồi xả dưới vòi nước, bóp cùi bưởi, rồi lại vắt khô. Lặp lại 10 lần như vậy cho đến khi ăn thử miếng cùi bưởi không còn đắng và bưởi hết tinh dầu là được.

Nấu chín đậu xanh

  • Bước 1: Đun sôi nửa lít nước rồi thêm 1 thìa phèn chua ( có thể thay thế bằng chanh), đến khi nước sôi thì thả cùi bưởi vào. Đợi khi nước sôi lại thì vớt ra và xả nước lạnh, dùng tay vò và vắt cho ráo nước. Bước này lặp lại 5-7 lần để cùi bưởi hết the, đắng.
  • Bước 2: Đỗ nước sấp mặt bưởi và cho thêm 3 muỗng canh bột năng vào và bóp với cùi bưởi tầm 5-7 lần làm cho bưởi được ngon và giòn hơn sau đó vớt ra thau.
  • Bước 3: Trộn cùi bưởi đã ráo nước với 3 muỗng canh đường và bóp đều, để khoảng 2 tiếng cho đường tan và ngấm vào cùi bưởi. Cho từ từ 120g bột năng và trộn với bưởi nhằm để tạo độ dai cho bưởi. Sau đó, bắt một nồi nước sôi và luộc bưởi khi thấy nước sôi và bưởi nổi lên trên thì vớt ra và ngâm vào thau nước đá
  • Bước 4: Dùng nồi khác, cho đậu xanh và hấp khi thấy đậu xanh chín thì vớt ra.

Nấu chè bưởi

  • Bước 1: Bắt lên bếp 1 lít nước, cho vào 130g đường thốt nốt vào nấu. Khi thấy nước sôi, đường tan thì cho lá dứa vào đun tầm 5 phút thì vớt lá dứa ra.
  • Bước 2: Cho phần bưởi đã ngâm qua nước đá vào nồi trên, khấy cho phần bưởi rời ra, sau đó cho đậu xanh đã hấp chín vào cùng. Tiếp theo, bạn hòa ½ chén bột năng với nước và rưới vào nồi chè. Bạn khấy đến khi thấy chín bột năng và tắt bếp.
  • Bước 3: Làm nước cốt dừa: Bạn cho vào nồi 300ml nước cốt dừa sau đó cho thêm 2 muỗng canh đường và một xíu muối khấy đều để cho nước cốt được đậm đà. Hòa thêm 2 muỗng cafe bột năng với nước và đỗ vào hỗn hơp nước cốt. Nấu lửa nhỏ tầm 5 phút cho bột năng chín và hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc chè bưởi ra bát/cốc, thêm một chút nước cốt dừa lên trên rồi thưởng thức.

Chúc các bạn thành công với cách làm chè bưởi tại nhà! Đây sẽ là món ăn trong danh sách các món ăn tráng miệng của nhiều người.