Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì nó là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh xơ gan và ung thư gan. Chế độ ăn có mối quan hệ rất khăng khít đến sức khỏe gan mật. Một người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn uống như thế nào để tránh tác động xấu thêm cũng là một điều cần cân nhắc trước mỗi bữa ăn hằng ngày. Và chế độ dinh dưỡng tốt nhất hiện nay dành cho người bị gan nhiễm mỡ như thế nào.

Thông tin cơ bản về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan tích tụ lượng mỡ lớn hơn 5% và không thể đào thải được ra bên ngoài. Căn bệnh này khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại và gây nguy hiểm dẫn đến viêm gan, sơ gan và thậm chí là ung thư gan. Tuỳ vào mức độ mỡ trong gan mà bệnh được chia thành 3 mức độ:

  • Loại nhẹ: lượng mỡ chiếm từ 5-10% trọng lượng gan
  • Loại vừa: lượng mỡ khoảng từ 10-25% trọng lượng gan
  • Loại nặng: lượng mỡ chiếm >= 30% trọng lượng gan

Nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu do sử dụng nhiều bia rượu khiến chức năng gan bị rối loạn, người bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng, viêm gan do virut, tăng mỡ trong máu, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý.

Các triệu chứng gan nhiễm mỡ:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
  • Luôn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn
  • Rối loạn nội tiết ở cả 2 giới
  • Vàng da, thiếu hụt vtamin
  • Siêu âm thấy tăng kích thước gan

Người bị gan nhiễm mỡ cần chế độ dinh dưỡng ra sao?

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng giúp gan luôn được khỏe mạnh hoặc khỏe hơn:

Cá biển: có hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, lại không chứa nhiều chất béo có hại, chứa rất nhiều Omega – 3 có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu
Nhộng tằm: giúp cải thiện chức năng gan, giảm cholesterol và rất tốt cho sức khoẻ.
Bắp: có thể dùng bắp thay cho các thực phẩm chứa tinh bột khác vì thành phần trong bắp chứa nhiều axit béo không no có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất béo, cholesterol và làm giảm lượng mõ máu trong cơ thể.
Khổ qua (mướp đắng): có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan hiệu quả
Đậu tương: chứa hàm lượng lớn axits béo không no, vitamin E giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Các loại nấm: chứa chất chống oxy hoá giúp làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan.
Bơ trái: giàu chất béo lành mạnh và các hoá chất giúp làm chậm những tổn thương gan. Bơ cũng giàu chất xơ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Nho: với thành phần resveratrol giúp làm giảm phản ứng viêm, ngăn ngừa phá huỷ chức năng gan, tăng chất chống oxy hoá.
Rau cải (cải bẹ xanh, bông cải, bắp cải….) có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng nồng độ enzym giải độc gan, giảm các chất oxy hoá và tốt cho sức khoẻ.

Các loại hạt khô là nguồn vitamin E tốt, một chất dinh dưỡng mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, đây cũng là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cảm thấy muốn ăn vặt.

Quả óc chó chứa nhiều carbohydrate giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, thành phần chất xơ giúp người bệnh cảm giác no lâ và duy trì cân nặng ổn định.

Cà phê: ai là tín đồ của cà phê thì khỏi chê luôn nhé. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng hàm lượng cafein trong cà phê giúp bảo vệ gan tránh khỏi những bệnh tật và bảo vệ gan ngay cả khi nó đang gặp vấn đề.
Trà xanh, lá sen, atiso: mang lại những tác dụng đặc biệt cho gan như: cải thiện các chỉ số xét nghiệm máu của gan, cải thiện nồng độ nzym trong gan, giảm các chất oxy hoá, giảm lượng mỡ tích tụ trong gan và giảm béo hiệu quả.

Các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng…chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol.

Bên cạnh việc áp dụng theo chế độ ăn này, bệnh nhân cũng có vài thay đổi khác trong thói quen để bảo vệ sức khoẻ gan như:

  • Thường xuyên duy trì thói quen tập luyện thể thao, vận động kết hợp ăn uống hợp lý giúp bạn điều trị bệnh gan và giảm cân hiệu quả. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thói quen tập thể dục.
  • Không thức khuya, khám sức khoẻ định kỳ để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
  • Giảm cholesterol trong cơ thể bằng cách theo dõi lượng chất béo bão hoà và lượng đường huyêt để giữ mức cholesterol ở mức giới hạn cho phép. Nếu hàm lượng chelesterol vẫn cao, hãy hỏi bác sĩ để tư vấn về các loại thuốc giúp giảm cholesterol an toàn hiệu quả.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Nếu lượng đường trong máu không giảm, hãy nhờ bác sĩ kê thuốc dùng để giảm lượng đường trong máu.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Mong rằng sẽ giúp ích một phần nào đó cho cuộc sống của người bệnh gan nhiễm mỡ.