Mâm cúng đất đai cuối năm mấy chén cơm và gồm những lễ vật gì

Nghi thức cúng đất đai cuối năm dần trở thành văn hóa của người Việt mà mỗi người phải luôn nhận thức được và thực hiện. Với mục đích cảm tạ thần đất đã cho phép gia đình mình sinh sống làm ăn cũng như giúp đỡ mọi thứ, nghi lễ này được diễn ra vào những dịp cuối năm hoặc sẽ tiến hành vào đầu năm. Thời điểm cúng này cũng là cơ hội để người chủ nhà bày tỏ lòng thành với đấng thần linh.

Thông thương, người ta sẽ lựa chọn ngày rảnh nhất trong những người cuối năm hoặc ngày rảnh nhất trong những ngày đầu năm để cúng. Nghi lễ chắc chắn phải được cúng vào cuối năm và đầu năm. Mỗi lần cũng mang một ý nghĩa riêng nhưng lại là lòng thành của chủ. Cúng đất đai cuối năm thường là những ngày sau ngày đưa ông CÔng ông Táo nhằm 23 tháng Chạp. Còn cúng đất đầu năm vào khoảng từ mùng 3 trở đi thì nhiều gia đình sẽ thực hiện lễ cúng.

Cúng đất đai không chỉ bó buộc trong cúng đầu năm hay cuối năm mà còn trong những dịp cúng Động thổ. Tức là khi tiến hành xây dựng hoặc sửa chữa một công trình nào đó thì người chủ công trình sẽ thực hiện lễ cúng này. Với ý nghĩa cầu mong mọi điều trong quá  trình thi công được suôn sẻ cũng như xin phép thần cai quản được phép bắt đầu hoạt động thi công của mình. Có như vậy thì quá trình cây dựng mới trở nên thuận lợi hơn.