Cúng ông Công ông Táo ngày nào? Lễ vật gồm những gì?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp là một việc làm mà mỗi gia đình Việt Nam đều không thể bỏ qua trước khi đón Tết. Ngày thả cá chép vàng đưa ông Công ông Táo về trời.

Cúng đưa ông táo về trời | Cúng ông Công ông Táo ngày nào năm 2022 – 2023

Cúng ông công ông táo từ lâu đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Họ coi ông công ông táo là những vị thần đã có công sức cai quản ngôi nhà của họ, mang đến cho họ những thành công, may mắn, hạnh phúc trong một năm vừa qua. Ngày 23 tháng Chạp là khoảng thời gian mà các ông công ông táo sẽ bay về trời sau một năm làm việc vất vả để báo cáo lên Ngọc Hoàng những điều xảy ra trong gia đình của mọi người ở năm vừa qua.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người chỉ thấy người ta thờ cúng ông công ông táo, làm lễ cúng trong ngày 23 tháng Chạp, thả cá chép đầy sông nhưng lại không biết được nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa của việc cúng ông công ông táo cũng như việc chuẩn bị cho lễ cúng này ra sao.

Từ đó, chúng tôi viết ra bài này với mong muốn có thể giúp ích cho mọi người trong việc bổ sung kiến thức hữu ích cho ngày lễ cúng quan trọng này. Mọi người hãy cùng đọc để biết được những điều mới mẻ, độc đáo về ngày lễ cúng này nhé.

Mâm cúng đưa ông táo về trời ngày 23 tháng chạp

Cúng ông công ông táo bắt nguồn từ đâu?

Đây là một lễ cúng quan trọng, cần được thực hiện trước dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được rõ nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục này.

Theo như tổ tiên truyền lại thì hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các ông công, ông táo sẽ cưỡi trên một con cá chép bay về trời. Các ông bay về báo cáo những việc trong gia đình đã xảy ra qua một năm. Khi đến giao thừa thì các ông sẽ quay trở lại và giúp đỡ cho gia đình.

Trong quan niệm của người Trung Quốc thì Táo Quân sẽ gồm 3 vị thần là thần thổ công, thần thổ địa và thần thổ kì. Còn đối với quan niệm và cách gọi của người Việt Nam thì Táo Quân sẽ là 3 vị thần đó là thần đất, thần nhà và thần bếp núc.

Câu chuyện được truyền lại rằng, Thị Nhi có một người chồng tên là Trọng Cao. Sau một thời gian chung sống hòa thuận, hạnh phúc bên nhau nhưng họ lại không có con. Bắt đầu từ đó, mâu thuẫn gia đình bắt đầu xảy ra ngày càng nhiều. Đến một hôm, Trọng Cao đã đánh Thị Nhi và đuổi bà đi. Thị Nhi rời đi, cứ đi đến một nơi xa và bà gặp được người tên Phạm Lang. Hai người họ yêu thương nhau và lên duyên vợ chồng.

Sau một thời gian Trọng Cao cảm thấy hối hận với việc làm của mình. Ông day dứt và nhớ thương Thị Nhi rồi quyết định đi tìm kiếm lại người vợ của mình. Ông cứ đi, đi mãi, đi hết cả tiền mang theo. Ông phải đi ăn xin dọc đường mong có thể sống qua ngày và tìm thấy Thị Nhị. Đến một ngày nọ, Trọng Cao đã đến và xin ăn đúng vào nhà của Thị Nhi, lúc này người chồng là Phạm Lang đã đi vắng. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, bà mời vào nhà, nấu cơm nước mời Thạch Cao ăn. Sau khi chuẩn bị xong thì Phạm Lang về tới nhà. Bà sợ bị chồng nghi oan tằng tịu với trai nên đã giấu Thạch Cao vào đống rơm sau vườn.

Câu chuyện chưa dừng lại, tối hôm đó, Phạm Lang đã đốt đống rơm để lấy tro bón phân cho ruộng của nhà. Khi lửa bốc lên, Thi Nhi hoảng quá, bà lao vào đống lửa nhằm cứu Trọng Cao ra khỏi đám cháy. Phạm Lang thấy vợ nhảy vào thì cũng nhảy theo để cứu vợ. Cả 3 người đều đã chết trong đám lửa. Cảm động trước tình nghĩa, thương yêu nhau của 3 người nên Ngọc Hoàng đã phong cho 3 người làm vua bếp và gọi chung là Táo Quân. Phạm lang là thổ công – vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình. Thạch Cao là thổ địa – người trông nom việc trong nhà. Thị Nhi là thổ kì – vị thần đại diện cho việc chợ búa.

Ý nghĩa của việc cúng ông công ông táo

Người Việt chúng ta quan niệm rằng, một năm được mở đầu bằng ngày Tết Nguyên Đán và rồi kết thúc ngày 23 tháng chạp. Việc làm lễ cúng đưa ông táo về trời là việc làm mong muốn được các ông phù hộ độ trì, ban phước lành cho gia đình. Vào đêm 30 tháng Chạp, cái ngày mà ông Táo trở về cũng là ngày mà gia đình chuẩn bị bước sang năm mới. Ông táo sẽ báo cao hết tình hình của gia đình, những việc làm của mọi người trong một năm qua, từ đó Ngọc Hoàng có thể ban phước – phạt tùy theo.

Việc cúng ông công ông táo để mong rằng các ông sẽ bẩm báo những điều tốt lành của nhà mình. Giúp cho Ngọc Hoàng thương rồi ban phát cho tài lộc, hạnh phúc, bình an. Ngoài ra, việc cúng ông công ông táo còn là việc giúp xua đuổi ma quỷ, không cho trú ngụ tại nơi đây, giúp cho gia đình tránh được những điều không may mắn, xui xẻo đến với gia đình. Giúp xua đuổi những tà khí, âm binh lâu ngày trong ngôi nhà, làm những điều xấu đến gia đình, từ đó giúp gia đình có được những điều may mắn, tốt đẹp đón chờ một năm mới tràn ngập sự thành công cũng như là hạnh phúc đối với mỗi người.

Cúng ông công ông táo ngày nào năm 2022 – 2023?

Cúng ông Công ông Táo ngày mấy 2023 – Theo truyền thống của người Việt bao đời nay thì việc cúng ông công ông táo sẽ được diễn ra đúng vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Vào ngày này là dịp để mọi người có thể tỏ lòng với những vị thần đã cai quản, trông nom nhà cửa cho mình sau một năm trời. Đây cũng là lúc mà mọi người ở trong gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau, cùng nhau ăn bữa cơm và giải tỏa hết những muộn phiền của năm cũ, nói chuyện, tâm sự với nhau sau một thời gian lâu ngày không gặp mặt.

Vậy cúng ông Công ông Táo ngày mấy âm lịch 2022 và theo dương lịch năm 2023

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp năm 2022 (âm lịch) và theo dương lịch là vào ngày 2/1/2023.

Thời gian cúng ông công ông táo có thể tùy vào thời điểm khác nhau, tùy theo mỗi gia đình. Có những gia đình bận rộn thì thường sẽ lựa chọn cúng vào buổi chiều ngày 23 tháng chạp 2022 để các thành viên có thể được hội tụ đông đủ, quây quần bên nhau. Nhưng thời gian tốt nhất để cúng ông công ông táo là vào 12 giờ trưa, là khoảng thời gian mà các vị bắt đầu xuất phát để bay về trời báo cáo công việc.

[ Đưa ông táo về trời ngày mấy 2022, cúng ông công ông táo vào ngày nào 2023, cúng ông công ông táo vào ngày nào 2022, lễ vật cúng ông công ông táo càn những gì ]

Những thứ cần chuẩn bị cho ngày cúng ông công ông táo 2022 – 2023

Vì mang trong mình những ý nghĩa vô cùng đặc biệt nên những thứ cần chuẩn bị cho ngày cúng ông công ông táo cũng hết sức cầu kì và khá nhiều đồ. Mỗi gia đình, mỗi vùng, miền thì đều có những phong tục riêng, những đồ vật cần mua riêng để cúng 23 tháng Chạp. Việc chuẩn bị đầy đủ những đồ lễ vật này sẽ giúp cho buổi lễ của mọi người được thành công, các vị thần có đủ phương tiện, những việc cần khai báo đến với Ngọc Hoàng. Sau đây là những thứ mà mọi người cần chuẩn bị cho ngày cúng ông công ông táo.

  • Mũ ông công ông táo hay còn gọi là mũ ông công ba cỗ, tức là gồm 1 mũ cho đàn bà và 2 mũ cho đàn ông. Mũ dành cho các ông thì sẽ có hai cánh chuồn. Những chiếc mũ được trang trí bằng các gương có kích thước nhỏ, hình tròn lấp lánh và đan cùng những dây kim tuyến có màu sắc sặc sỡ khác nhau.
  • Bộ quần áo cho các ông công, ông táo. Màu sắc sẽ được thay đổi theo mỗi năm. Đến mỗi năm thì người làm hàng mã sẽ tự chuẩn bị những màu khác nhau nên mọi người cứ yên tâm rằng không bị sai sót. Những cửa hàng này sẽ có đủ những vật phẩm vàng mã cho mọi người để cúng bái.
  • Cá chép vàng. Đây là lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng ông công ông táo. Vì người ta quan niệm rằng, cá chép là phương tiện đưa ông táo về chầu trời. Cá chép là vật tiễn các ông theo quan niệm của người miền Bắc, còn đối với miền Trung thì sẽ dùng ngựa giấy, người miền Nam thì sẽ dùng đôi hia. Mọi người hãy chú ý vùng miền của mình để tránh nhầm lẫn trong quá trình chuẩn bị đồ.
  • Mâm cúng mặn. Tùy theo mỗi gia đình mà mọi người sẽ chuẩn bị cho mình một mâm cúng ông công ông táo phù hợp nhất với những món đơn giản, thường xuất hiện trên mâm cúng trong các ngành lễ bình thường như: tiền vàng, lọ hoa, mâm ngũ quả, luộc, giò, chả, một bát xào, một bát canh,…

Mọi người hãy chú ý tìm mua đầy đủ những vật phẩm trên để cúng ông công ông táo. Mỗi lễ vật đều mang một ý nghĩa quan trọng, gửi gắm đến các ông trước lúc rời thế gian về nơi thiên đường bẩm báo với Ngọc Hoàng. Việc tìm mua những đồ này cũng khá đơn giản, mọi người hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ, những cửa hàng bán đồ cúng, vàng mã gần khu vực nhà mình.  Mọi người có thể cân nhắc kĩ về vấn đề tài chính để sắm sửa sao cho phù hợp vì ngày Tết cũng chỉ đến sau ngày này 1 tuần thôi.

Mọi người hoàn toàn có thể đặt mua một cách dễ dàng các dịch vụ mâm cúng trên mạng hiện nay. Chúng tôi gợi ý mọi người nên tìm đến Đồ Cúng Nhân Tâm. Là đơn vị đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp mâm cúng chất lượng. Đội ngũ nhân viên hội tụ những người có tay nghề lâu năm, có hiểu biết sâu rộng về những phong tục, tập quán về việc chuẩn bị mâm cúng. Tại đây cung cấp cho mọi người tất cả các mâm cúng cho tất cả những ngày lễ lớn nhỏ của người Việt Nam. Với những gia đình bận rộn, những gia đình trẻ, không có kinh nghiệm chuẩn bị thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Qua bài viết này, hi vọng mọi người đã có thêm những hiểu biết hữu ích cho việc cúng ông công ông táo. Đây là ngày vô cùng quan trọng, đánh dấu sự chuyển bước sang một năm mới, tràn ngập những điều may mắn, thành công hơn, xóa tan những điều xui xẻo của năm cũ. Mọi người hãy cố gắng chuẩn bị thật đầy đủ, tươm tất và đúng chuẩn với những lưu ý trong phong tục thờ cúng ông công ông táo của người Việt để từ đó có được những lợi lộc về sau này.

[ Cách cúng ông công ông táo 2022 | lễ cúng ông táo ông công về trời 2022 cần những gì, bài cúng ông công ông táo | văn khấn cúng ông Táo | cúng ông Công ông Táo ngày nào | hướng dẫn cúng ông Công ông Táo | mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói | thả cái vào ngày 23 tháng Chạp ]