Đặt tiệc tất niên công ty cuối năm | Dịch Vụ nấu tiệc tại nhà

Nấu Tiệc Nhân Tâm – Nhận nấu tiệc tất niên công ty cuối năm tại cơ quan, tại nhà. Thực đơn tiệc tất niên đa dạng món ngon đãi tiệc hấp dẫn.

dịch vụ nấu tiệc tất niên cuối năm tại công ty
dịch vụ nấu tiệc tất niên cuối năm tại công ty

Giới thiệu chung về lễ tất niên công ty cuối năm

Vào những ngày cuối năm, bên cạnh không khí nhộn nhịp, tất bật khi nhà nhà người người vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa tổ chức các buổi lễ khép lại năm cũ thì còn có sự bận rộn hoàn tất mọi công việc trước khi năm mới đến của các công ty to, nhỏ khắp đất nước. Và các cơ quan thường kết thúc năm cũ bằng tiệc tất niên cuối năm, tổng kết thành quả làm việc trong thời gian qua và đề ra những phương hướng, lối đi mới trong năm tới.

Tổ chức tiệc tất niên và mâm cúng tất niên cuối năm tại công ty thường sẽ đơn phức tạp so với các buổi lễ tại gia. Có một số điều kiêng kỵ mà các bạn nên tránh để hạn chế những điềm xấu, để công ty chào đón một năm mới thuận lợi. Vậy lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan gồm những lễ vật gì? Đãi tiệc tất niên công ty cuối năm cần những gì, thực đơn tất niên, các món ngon đãi tiệc tất niên,… Những điều cấm kỵ cần tránh khi thực hiện lễ cúng tất niên là gì?

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên và tiệc tất niên công ty cuối năm là gì?

Tất Niên có thể được xem là một thời điểm giao thoa, là mốc đánh dấu sự khép lại của năm cũ và chào đón một năm mới sắp đến. Đây cũng là dịp mà các thành viên cùng cơ quan ngồi lại, sum vầy, chia sẻ với nhau những niềm vui hay khó khăn trong công việc năm vừa qua, hiểu nhau hơn để có thể phối hợp ăn ý trong năm mới đến.

Thường thì Tiệc Tất Niên và lễ cúng tất niên và được các cơ quan tổ chức vào ngày cuối cùng làm việc của công ty. Tùy vào khối lượng công việc cũng như thời gian nghỉ tết mà người phụ trách thực hiện lễ cúng sẽ chọn thời điểm thích hợp. Lễ cúng tất niên tại các cơ quan cũng tương tự như ở nhà. Tuy không quá cầu kỳ nhưng nhất định phải có đầy đủ những thủ tục cần thiết, lễ vật căn bản và quan trọng nhất chính là lòng thành tâm, thành kính khi cúng bái. Mọi người cùng quay quần ăn uống, tổ chức tiệc, ca hát văn nghệ và tổng kết những thành quả cả những mất mát trong một năm qua. Nhìn lại những vui buồn đã trải qua cùng nhau và cầu chúc mọi người có được một năm mới sung túc, lên dây cót tinh thần để chiến đấu cho một năm mới đầy hy vọng hơn.

Ngoài ra tiệc tất niên cuối năm tại các cơ quan còn là dịp để bày tỏ tấm lòng tri ân với các vị thần thánh đã trú ngụ và bảo vệ, phù hộ công việc làm ăn trong năm qua và hy vọng trong thời gian tới sẽ vẫn xán lạn và hanh thông hơn.

Đây là lễ cúng không thể thiếu mỗi dịp cuối năm bởi vì ngoài những ý nghĩa trên thì cúng tất niên được xem là nét văn hóa truyền thống của người Việt ta cần được duy trì và gìn giữ.

Những lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan là gì?

Mâm cúng tất niên tại các doanh nghiệp thường không quá cầu kỳ quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của cả cơ quan, nhất là người đứng ra chủ trì buổi lễ. Một mâm cúng tất niên cuối năm tại công ty thường bao gồm những lễ vật cơ bản sau:

  • Nhang đèn, nến
  • Mâm hoa ngũ quả
  • Giấy tiền, vàng mã
  • Rượu, trà thơm
  • Bánh chưng
  • Trầu cau

Bên cạnh đó còn có lễ vật mặn với đầy đủ hương vị ngày tết như:

  • Gà luộc
  • Heo quay
  • Chả giò lụa

Cách bày biện mâm cúng tất niên cuối năm tại cơ quan chuẩn theo từng miền

Mặc dù lễ vật cúng của mâm cúng tất niên cuối năm tại các cơ quan không quá cầu kỳ thế nhưng đòi hỏi sự bày biện mâm cúng phải hợp lý và đúng phong thủy để tránh những sai phạm không cần thiết. Ngoài ra, mỗi khu vực sẽ có những đặc trưng văn hóa, phong tục cúng bái riêng nên phần này thực sự cần thiết cho những bạn còn mơ hồ không biết phải sắp xếp mâm lễ vật cúng như thế nào. Một ví dụ nhỏ để bạn hình dung, đó là khi sắp xếp mâm cúng cho gia đình miền Nam người ta thường sử dụng bánh tét hình trụ dài. Còn ở khu vực miền Bắc, bánh chưng hình vuông lại là nét quen thuộc trên bàn thờ cúng vào những dịp tết cổ truyền.

Phần này Đồ Cúng Nhân TâmNấu Tiệc Nhân Tâm sẽ giới thiệu đến các bạn cách bày biện mâm cúng theo đặc trưng mỗi vùng miền mà lại còn hợp mắt nữa nhé!

Cách bày biện mâm cúng tất niên tại khu vực miền Bắc

Mâm lễ vật cúng tất niên cuối năm ở miền Bắc thường sẽ được chuẩn bị 6 bát (bao gồm nấm thả, mực, bóng, măng, mọc, miến) và 8 đĩa (bao gồm giò lụa, chả quê, dưa hành, thịt gà luộc, bánh chưng, trứng muối, lòng gà xào dứa và cá kho). Đĩa ngũ quả cũng không giống với những nơi khác, mọi người thường chuẩn bị bưởi, chuối, cam, quất, hồng… để bày biện lên bàn cúng tất niên.

Một điều bạn cần lưu ý đó là trong lúc sắp xếp các lễ vật cúng, bạn nên đặt các món nước và món nóng vào trung tâm mâm cúng để tránh bị đổ vỡ.

Cách bày biện mâm cúng tất niên tại khu vực miền Trung

So với các khu vực khác, miền Trung là nơi có mâm lễ vật đơn giản nhất. Vì là khu vực có điều kiện khô cằn, khó khăn thế nên mọi người không quá quan trọng tiểu tiết nhưng vẫn đề cao lòng thành kính và sự chỉnh chu. Mâm lễ vật cúng ở miền Trung thường sẽ có sự xuất hiện của: bánh chưng hoặc bánh tét, giò lụa, thịt heo luộc, đĩa ram, thịt heo nướng, gà trộn rau quế, canh cà ri, mực ống hấp xả, các đĩa rau củ quả xào…

Còn đối với đĩa trái cây ngũ quả, ở miền Trung thường đặc biệt thích sử dụng những loại quả như: Thanh long, mãng cầu, xoài, đu đủ, chuối, cam… với mong cầu sự đầy đủ, sung túc. Hoa tươi cùng mâm ngũ quả thường được đặt tại bàn thờ chính. Và những mâm lễ vật mặn sẽ được đặt ở một mâm cỗ mặn nhỏ hơn hoặc được đặt trên bàn thờ phụ nhỏ hình chữ nhật và thấp hơn so với bàn thờ chính.

Tại các cơ quan thường sẽ không có bàn thờ chính hay phụ thế nên bạn cứ việc bày biện mâm lễ vật cúng sao cho hợp lý và hài hòa là được.                                                

Cách bày biện mâm cúng tất niên cuối năm tại khu vực miền Nam

Bánh tét, dưa giá, thịt kho tàu, canh khổ qua, củ kiệu, nem, canh măng, gỏi tôm thịt, chả giò… chắc hẳn là những món lễ vật quen thuộc vào những ngày cuối năm ở miền Nam. Người miền Nam hay có một câu nói quen thuộc khi nói về mâm ngũ quả ngày Tết đó là “Cầu dừa đủ xài sung”. Ý nói những loại quả thường được chọn để bày biện lên mâm cúng tất niên cuối năm lẩn những ngày đầu năm mới đó là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mong ước con đường tài vận sẽ thuận lợi, bình bình an an trong năm mới.

Chọn ngày đẹp để thực hiện lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan

Đối với các công ty, doanh nghiệp vì tính chất công việc nên người ta thường chọn những ngày cận kề năm mới, ngày cuối cùng của lịch làm việc để tổ chức lễ tất niên cuối năm. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng công việc cũng như lịch nghỉ tết của mỗi nơi.

Nhưng trước khi tiến hành làm lễ cúng tất niên để khép lại một năm, mọi người cũng nên dọn dẹp văn phòng, góc làm việc như chính ngôi nhà của mình vậy. Nếu có điều kiện nên trang trí thêm một vài cây đào, cây mai hay quất để tạo không khí xuân sắp về. Làm như thế không những giúp con đường vận khí được hanh thông mà còn tạo hiệu ứng nôn nao như nhắc nhở các nhân viên tết sắp cận kề phải hoàn tất công việc thật tốt để về nhà thôi vậy đó.

Còn đối với giờ giấc tổ chức lễ cúng tất niên tại cơ quan không quá quan trọng bởi vì còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi công ty. Nhưng nếu được thì thời điểm tốt nhất để thực hiện nghi lễ cúng tất niên cuối năm là vào tầm 11h – 12h trưa.

Tiến hành nghi lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan

Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ văn phòng làm việc, tiến hành sắp xếp các lễ vật lên bàn cúng thật cẩn thận. Người chủ công ty sẽ là người thực hiện các bước cúng kính trong lễ cúng tất niên cuối năm. Người chủ trì nên ăn mặc gọn gàng, nghiêm chỉnh và thể hiện thái độ thật thành tâm nhé!

Đầu tiên bạn sẽ thắp nhang sau đó tiến hành đọc bài văn cầu khấn lễ tất niên cuối năm và thay mặt mọi người cầu nguyện những ước muốn của công ty. Tiếp đó đợi nganh cháy được tầm 2/3 hoặc tàn hết thì mang giấy tiền vàng mã đi hóa và đem thả xuống suối hoặc song với ngụ ý mong cầu công việc làm ăn trong năm tới sẽ được thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều thuận lợi.

Sau đó tiến hành hạ lễ và thụ hưởng lễ lộc cùng tất cả các nhân viên trong công ty. Các tiết mục văn nghệ, kết cấu chương trình sau lễ cúng sẽ có hoặc không tùy vào mỗi công ty. Đây là dịp gia tăng tình cảm, giúp mọi người thấu hiểu, đoàn kết và gắn bó với nhau hơn.

Một vài lưu ý trong quá trình thực hiện lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan

Để buổi cúng tất niên cuối năm được diễn ra thành công, thành kính có một số điều cấm kỵ cần tránh trong cả quá trình thực hiện lễ cúng tất niên cuối năm tại công ty đó là:

  • Không làm đổ hay vỡ vật dụng

Người ta thường xem việc đồ vật bị đổ bể là điềm gở, không may. Thế nên nên chú ý cẩn thận để hạn chế gặp những điều tương tự.

Không đùa cợt, ồn ào trong quá trình hành lễ

Chắc hẳn đây không chỉ là điều cần hạn chế trong quá trình giao tiếp hay ứng xử mà còn nên tránh hẳn trong quá trình cúng kính. Đây là phép lịch sự tối thiểu trong cuộc sống. Lễ cúng tất niên cuối năm lại là một buổi cúng kính quan trọng và cần rất nhiều sự thành tâm thì càng không nên ồn ào hay làm mất trật tự. Bởi nếu vô tình sai phạm có thể làm thần linh nổi giận và ảnh hưởng đến vận khí của cả công ty đấy!

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin trả lời cho thắc mắc lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan cần chuẩn bị những gì. Tuy nhiên có một giải pháp rất phù hợp với tình hình bận rộn bởi khối lượng công việc khổng lồ cần giải quyết vào cuối năm tại mỗi công ty đó chính là sử dụng dịch vụ cung cấp đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm. Chỉ cần một cú điện thoại, mâm lễ vật cúng tất niên cuối năm tươi ngon, chất lượng với giá cả vô cùng phải chăng sẽ được giao ngay đến địa chỉ của công ty và chắc chắn sẽ làm mọi người hài lòng đấy!