Tục cúng thôi nôi Nam, Trung, Bắc có gì khác biệt

Mỗi vùng miền có đặc trưng văn hóa truyền thống riêng. Xem ngay bài viết để tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi chuẩn phong tục 3 miền: Nam Trung Bắc có gì khác biệt.

Lễ cúng thôi nôi cho bé là buổi lễ quan trọng đánh dấu sự cứng cáp của trẻ khi được một năm tuổi. Cùng với mong muốn đứa trẻ trưởng thành sẽ khỏe mạnh bình an tốt đẹp nên cha mẹ sẽ tổ chức lễ cúng thôi nôi hay còn gọi là đầy năm, sinh nhật 1 tuổi cho bé yêu.

Nhưng vì ba miền đất nước ta có các đặc trưng riêng trong truyền thống thờ cúng. Nên Sau đây Đồ Cúng Nhân Tâm [Nấu Tiệc Nhân Tâm] sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị mâm lễ vật cúng thôi nôi miền Nam – Trung – Bắc cho bé đầy đủ và chỉnh chu nhất.

Ý nghĩa phong tục cúng thôi nôi miền Nam, Trung, Bắc

Lễ thôi nôi là một trong những nghi lễ quan trọng đối với các bé. Nên nghi lễ này được cả ba miền tiến hành tổ chức khi con hay cháu được 1 tuổi. Lễ cúng này không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam.

Ngày nay, tục lệ cúng thôi cho bé ở ba miền với mọi gia đình đều mang ý nghĩa tạ ơn chư vị thần linh, gia tiên che chở phù hộ. Và cầu mong mọi điều bình an đến với các bé. Còn là dịp đánh dấu năm tuổi đầu tiên khi bé không còn nằm nôi. Và tổ chức tiệc chung vui với gia đình, người thân mừng cho bé đã đầy năm.

Vào lễ thôi nôi gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng Mụ và các mâm cúng trong nhà đang thờ. Thường sẽ tổ chức đãi thêm bàn tiệc cho khách tại nhà hoặc nhà hàng sau khi cúng thôi nôi xong.

Việc chuẩn bị mâm cúng là để bày tỏ lòng thành kính, cảm ơn công lao của các bà Mụ, những vị thần được cho là đã tạo ra và chăm sóc các bé bình an. Ghi lại những kỉ niệm vui tươi cho bé và gia đình.

Vậy nên lễ thôi nôi chính là một trong những sự kiện quan trọng trong quãng thời gian đầu đời của bé. Chính vì vậy không thể bỏ qua nghi lễ truyền thống này bạn nhé.

Tổ chức Cúng thôi nôi theo tục miền Nam Trung Bắc diễn ra bên nội hay bên ngoại?

Địa điểm tổ chức lễ cúng thôi nôi 3 miền Nam Trung Bắc cho bé ở bên nội hay bên ngoại thì đều được. Có điều kiện gia đình bạn cúng cả hai bên rất tốt. Bởi vì cúng tạ ơn thần linh và cầu may mắn cho bé càng nhiều càng tốt. Người Việt còn duy trì cúng Mụ cho bé vào các mốc tuổi 3,6,9,12 để mong nhiều may mắn bình an đến cho con trẻ.

Không chỉ như vậy, cúng cả hai bên nội và ngoại để trình diện thành viên mới đến thần linh và gia tiên hai họ chứng giám, phù hộ ban thêm nhiều phước lành cho con cháu. Ngoài ra tổ chức thôi nôi cho bé cả bên nội và bên ngoài để được mời mọi người đến tham dự chung vui, chúc mừng.

Nếu bạn không tổ chức thôi nôi bên nội hoặc bên ngoại thì có thể tổ chức thôi nôi tại nhà riêng của mình và mời nội ngoại đến tham dự. Vì vậy tại ba miền điểm này cũng giống nhau, thuận theo tình huống nào dễ dàng cho mọi người thì tiến hành. Có thể cúng bên nội bên ngoại hay nhà riêng bố mẹ bé hoặc cúng cả ba nơi nếu có điều kiện.

Theo quan niệm tâm linh “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên có tổ chức lễ cúng là được, lãng quên mất mới là đáng trách. Mâm cúng thôi nôi của bé cũng đơn giản chỉ là chuẩn bị hoa quả, xôi chè, vàng mã nên hãy cố gắng ghi nhớ chuẩn bị lễ cúng này.

Tính ngày giờ cúng thôi nôi tại 3 miền Bắc Trung Nam

Có nhiều ý kiến về việc lựa chọn ngày giờ cúng thôi nôi phù hợp với trẻ. Điều này dễ hiểu vì từng vùng, từng người sẽ có những cách lựa chọn ngày giờ cúng khác nhau.

Người Việt luôn coi trọng ngày giờ tổ chức các lễ cúng quan trọng. Vì chọn được thời điểm tốt mang lại điềm lành may mắn không chỉ cho bé mà cho cả gia đình. Ngược lại tổ chức vào thời điểm ngày giờ xấu phạm kỵ, thì sẽ không tốt cho lắm.

Theo quan niệm văn hóa Việt, thời điểm thích hợp để cúng thôi nôi là trước 12 giờ trưa. Vì cúng thôi nôi vào sáng sớm thì trời mát mẻ nhiều dương khí. Cúng xong thì mọi người cùng quây quần bên nhau để ăn uống, gắn kết tình cảm gia đình. Và chiều tối là thời điểm thích hợp đãi tiệc khách mời khi họ không còn vướng bận công việc giờ hành chính.

Cách tính ngày để cúng thôi nôi thường tính theo ngày sinh nhật theo ngày âm lịch hoặc dương lịch ngày sinh bé. Giờ cúng trong ngày bạn lựa chọn theo tam hợp với khung giờ bé sanh, hoặc khung giờ hoàng đạo trong ngày. Muốn chính xác hơn thì bạn nên xin ý kiến của sư thầy, thầy tử vi…

Lễ vật thôi nôi Bắc Trung Nam có gì khác nhau?

Dựa theo văn hóa và phong tục của ba miền thì đồ cúng thôi nôi cho bé đều cần được bày trí đẹp đẽ, chu đáo. Chỉ khác biệt đôi chút theo vùng miền còn cơ bản danh sách đồ cúng thôi nôi Bắc Trung Nam khá giống nhau.

Mời bạn tham khảo lễ vật cúng thôi nôi ba miền dưới đây để chuẩn bị cho đầy đủ nhé.

Ngũ quả, chọn 5 loại quả theo vùng miền có thể là chuối, táo, lê, hồng, cam, quýt, nho, thơm, xoài, đủ, dừa, bưởi, lựu, …

Hoa tươi có thể dùng hoa đồng tiền, cát tường, hồng, ly, lay ơn, huệ,…

Heo quay nguyên con hoặc miếng kèm bánh hỏi, bánh bao

Trầu cau têm 13 phần

Chè đậu trắng 13 phần nếu cúng thôi nôi bé trai. Chè trôi nước 13 phần nếu cúng cho bé gái

Xôi gấc in đậu xanh hoặc xôi đậu xanh 13 phần

Gà luộc xếp chéo cánh đối với miền Bắc Trung Nam. Một số nơi miền Trung, Nam, miền Tây lại chọn cúng Vịt luộc hoặc quay đều được

Trà, nước, rượu

Giấy cúng Mụ bé trai/gái

Chén, đũa, muỗng

Gạo, muối

Nhang trầm, đèn cầy 1 cặp

Bánh kem mừng bé 1 tuổi

Đồ bốc chọn nghề tương lai cho bé như tập, viết, banh, tiền, kéo, vàng, …

Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay tùy theo mong muốn và tôn giáo

Đa phần các ông bố bà mẹ trẻ ngày nay còn hơi lóng ngóng trong việc chuẩn bị đồ cúng thôi nôi, ông bà bé lại tuổi cao. Vì thôi nôi bé khá bận rộn lại phải chuẩn bị mỗi nơi một thứ nên cách tốt và tiết kiệm là đặt dịch vụ mâm cúng thôi nôi trọn gói. Hiện nay dịch vụ này khá phổ biến ở cả ba miền.

Bài văn khấn thôi nôi Bắc Trung Nam thành tâm nhất

Cúng thôi nôi Bắc Trung Nam đều có thể tham khảo bài văn khấn mẫu của dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sau đây. Mời bạn tham khảo:

Nam mô Đại Bi Quan Thế âm Bồ tát. (3 lần 3 lạy)

Con xin lạy Đệ nhất Thiên ty đại tiên chúa. Đệ nhị Thiên đê đại tiên chúa.

Con xin kính Đệ tam Thiên Mụ. Tam thập lục cùng chư vị Tiên Nương.

Hôm nay nhằm ngày … tháng …. năm … là ngày lành tháng tốt. Tại địa chỉ: …

Tín chủ con tên là….. thành tâm sẵm sửa lễ vật dâng cúng thôi nôi cho con/cháu chúng con tên là… sinh ngày…tháng… năm…. âm lịch.

Nhân ngày đầy năm của bé, chúng con thành tâm trước án của chư vị Tôn thần. Con xin kính tấu trình:

Nhờ ơn Thần linh, chư vị Tiên Bà, Thổ công địa mạch, Tiên tổ nội ngoại giúp con/cháu của chúng con sinh ra được mẹ tròn, con vuông. Được bình an thân mệnh, ngoan ngoãn khỏe mạnh, ăn ngon ngủ kỹ tới ngày đầy năm.

Kính xin các vị nghe lời thỉnh mời hiển linh trước án, xem xét lòng thành, che chở cho con/cháu chúng con tiếp tục được ăn ngon, ngủ yên, mau ăn chóng lớn, phù hộ cháu thông minh, thân mệnh an yên. Phù hộ gia đình con an khang, nghiệp dữ tiêu tan, cả năm không phải nghĩ lo.

Thành tâm kính lễ. Nam mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần 3 lạy rồi cắm nhang, vái 3 vái)

Các bước cúng thôi nôi tại Bắc Trung Nam

Bước 1: Chuẩn bị lễ vật và bày sẵn mâm cúng Mụ. Gà, vịt, heo quay để giữa bàn. Xôi chè trầu têm, ly chén đũa muỗng, đèn cầy xếp cân xứng xung quanh. Phía trước để giấy cúng Mụ, lư nhang, gạo muối, tiền vàng, trà rượu nước. Bình hoa và đĩa ngũ quả để theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” theo hướng bạn đứng khấn vái.

Nên ghi sẵn bài văn khấn và tờ thế để tránh bị quên, khiến dừng giữa chừng làm mất thì giờ buổi cúng. Giấy độ thế và văn khấn nên nhớ ghi tên và ngày sinh bé nhà mình theo lịch âm.

Bước 2:  Tới giờ đẹp đại diện là ông bà hoặc cha mẹ bé đứng ra cúng tất cả các bàn thờ khác trong gia đình như bàn thờ gia tiên, ông bà, ông Địa, ông Táo,… nếu có để xin phép tổ chức cúng Mụ trong nhà hôm nay.

Bước 3: Sau khi đã cúng hết các bàn thờ trong nhà, đại diện sẽ châm trà, nước, rượu, thắp đèn cầy, đốt nhang đọc văn khấn tại mâm cúng Mụ. 

Lưu ý: Khi bố mẹ hoặc người có vai vế lớn trong nhà đang đọc văn khấn cúng thôi nôi. Lúc này, hãy bế bé lại cho bé chắp hai tay, vái 3 vái trước án thành tâm để được chứng giám.

Bước 4: Khần xong bạn cắm nhang, chắp tay vái 3 vái rồi nhẫm “Các Bà Mụ, Đức Ông, tổ tiên tại xin hãy làm chứng định hướng nghề tương lai cho bé”. Bày ra mâm đồ bốc rồi cho bé chọn 3 món đầu tiên. Sau đó, người thân có thể chúc mừng và lì xì cho bé.

Bước 5: Đợi đến khi hương tàn thì vái lạy xin tạ lễ lộc, đem gạo muối rải trước cổng nhà, giấy cúng tiền vàng văn khấn và tờ thế đem đi hóa vàng. Rượu, trà, nước rưới quanh đám tro sau khi đốt xong. Xôi chè thì người trong gia đình có thể sử dụng hoặc mang cho hàng xóm láng giềng để cùng thụ lộc.

Đặt dịch vụ mâm cúng thôi nôi Bắc Trung Nam ở đâu?

Mâm cúng trọn gói tại ba miền không thể bỏ qua dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm, với chi nhánh trên nhiều tỉnh thành luôn phục vụ kịp thời nhu cầu quý khách hàng. Dịch vụ luôn đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, số lượng, thái độ phục vụ sản phẩm tới tận tay quý khách hàng.

Nếu bạn có nhu cầu mâm cúng tâm linh như cúng Mụ, cúng khai trương, động thổ, cúng rằm, cúng Thần linh đất đai, cúng Tất Niên, Ông Công Ông Táo, nhập trạch nhà mới… thì nhanh chóng liên hệ cho Đồ Cúng Nhân Tâm gần nhất để được tư vấn lựa chọn gói sản phẩm ưng ý phù hợp với gia đình, doanh nghiệp, tập thể của bạn.