Hiển thị kết quả duy nhất

Đặt Tiệc Nhân Tâm với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nấu tiệc đám giỗ tại nhà, nấu cỗ tại nhà, cung cấp mâm cúng giỗ, mâm cúng gia tiên đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách dịch vụ nấu tiệc cỗ ngon theo yêu cầu. Chất lượng món ăn luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu, hãy liên hệ với công ty nấu cỗ tại nhà để được báo giá tốt cũng như tư vấn cho bạn cách tổ chức tiệc một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Chuẩn bị món ngon cúng đám giỗ và một số điều bạn cần lưu ý

Truyền thống uống nước nhớ nguồn luôn là điều được đề cao trong mỗi gia đình người Việt.Và truyền thống này biểu hiện rõ nét nhất qua việc cúng giỗ người thân đã khuất hàng năm. Bởi đây không chỉ là dịp để con cháu, người thân trong nhà sum họp mà còn là thời gian chúng ta dành để tưởng nhớ tới người đã khuất.

Vào ngày giỗ các gia đình đều sẽ làm mâm cơm với các món ăn ngon để dâng lên cúng. Thông qua các món ăn chúng ta sẽ hiểu được phần nào nét văn hóa và tấm lòng của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền ở nước ta lại có sự khác biệt trong việc chọn lựa món ăn trong mâm cỗ cúng giỗ.

Việc chọn món và chuẩn bị các món ăn ngon trong cúng đám giỗ không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài việc chọn món, đi chợ, chế biến ra thì còn nhiều điều khác nữa bạn cần phải chú ý khi thực hiện. Và những thông tin có liên quan đến việc chuẩn bị món ngon cúng đám giỗ sẽ được chia sẻ ở ngay phần nội dung sau.

Cúng đám giỗ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào với người Việt?

  • Nguồn gốc

Đám giỗ là một trong những nét văn hóa tâm linh vô cùng quan trọng của người Việt từ xưa cho đến nay.Dù lịch sử không ghi rõ là đám giỗ được xuất hiện từ thời điểm nào nhưng cho tới hiện tại đây vẫn làn truyền thống đẹp được người Việt gìn giữ, lưu truyền.

Theo một vài thông tin của lịch sử ghi lại thì cúng đám giỗ có lẽ xuất phát từ thời của vua Hùng. Tuy không rõ ràng nhưng điều đó vẫn đủ để chứng minh sự lâu đời của lễ cúng đám giỗ trong lịch sử nước ta.

  • Ý nghĩa

Cúng đám giỗ là ngày mà những người còn sống (thường là anh em, họ hàng, con cháu…) tưởng nhớ đến người đã khuất (là tổ tiên ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng…). Đây là ngày quan trọng trong một năm để mọi người thể hiện tấm lòng thương xót với người thân đã qua đời.

Không chỉ vậy, cúng đám giỗ còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong nét văn hóa của người Việt.Đó là sự tôn thờ, thành kính với tổ tiên ông bà và thể hiện đạo hiếu với những người đã khuất.

Bất kể nhà giàu hay nghèo thì việc cúng giỗ đều cần được thực hiện. Nhiều lúc không cần phải mâm cao cỗ đầy, nhiều món xa hoa mà chỉ cần người cúng làm với tấm lòng thành kính là đủ.

Những ngày giỗ quan trọng theo phong tục của người Việt

Khi một người đã khuất họ sẽ được những người thân trong gia đình và con cháu làm lễ cúng giỗ. Và theo phong tục truyền thống của người Việt từ xưa truyền lại thì có 3 lễ cúng giỗ quan trọng đó là:

  • Cúng giỗ đầu

Đây là lễ cúng được tổ chức vào đúng ngày mất của người quá cố sau 01 năm (tính theo lịch âm). Lễ giỗ này trong văn hóa còn được gọi với cái tên là Tiểu Tường. Vì cách ngày của người mất không xa nên cha ông ta quan niệm rằng giỗ đầu vẫn nằm trong thời kỳ tang. Điều này khiến mọi người trong nhà vẫn cảm thấy sầu thảm, bi ai.

Vào ngày cúng giỗ đầu người trong gia đình có thể khóc thương người đã khuất giống như khi đưa tang.Đa phần lễ cúng giỗ đầu để lại trong lòng mỗi người nhiều cảm xúc khác nhau.

  • Cúng giỗ hết

Trong văn hóa thì giỗ hết được gọi tên là Đại Tường. Đây là ngày cúng giỗ được tổ chức sau 02 năm người được thờ cúng qua đời.Tính ra là tròn 03 năm của người đã khuất.  Dù là ngày giỗ hết nhưng đây vẫn là thời kỳ tang ma nên tâm trạng đau buồn của mọi người vẫn còn đó.

  • Cúng giỗ thường

Sau khi đã làm lễ cúng giỗ hết thì từ năm thứ 4 trở đi mọi người sẽ cúng giỗ thường (còn được gọi là lễ cúng ngày Cát Kỵ). Lễ giỗ này sẽ được làm thường niên trong những năm tiếp theo. Vào ngày giỗ thường con cháu, người thân trong nhà sẽ cảm thấy đỡ đau buồn hơn. Và đây cũng là dịp để mọi người trong nhà được sum họp với nhau để tưởng nhớ đến người đã khuất.

Những món ngon cúng đám giỗ theo phong tục của 3 miền

3 vùng miền Bắc, Trung, Nam của nước ta có phong tục cúng đám giỗ khá khác biệt. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc chuẩn bị các món ăn trong mâm cúng giỗ. Các món ăn ngoài việc biểu trưng cho nét đặc sắc văn hóa của từng vùng miền ra thì còn thể hiện truyền thống riêng của mỗi vùng. Đây là điều tạo nên sự độc đáo trong văn hóa cúng giỗ của người Việt.

  • Miền Bắc

Người miền Bắc chuẩn bị các món ăn trong mâm cúng giỗ không quá cầu kỳ, chủ yếu là những món đặc trưng, truyền thống như xôi, bánh chưng, thịt gà (có thể là luộc hoặc quay), giò chả, nem rán, canh măng/ canh bóng, miến xào, rau luộc/ nộm, rau củ quả xào…Đây là những món ăn quen thuộc thường xuất hiện vào những dịp quan trọng trong năm của người miền Bắc.

Mỗi gia đình có thể chế biến thêm một số món ăn khác tùy theo điều kiện về kinh tế, cũng như về khẩu vị để dâng lên mâm cúng giỗ. Dù bạn có chuẩn bị nhiều món hay ít món thì không thể thiếu được một bát cơm trắng cùng một quả trứng luộc cùng ít muối và mấy lát gừng. Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người Bắc vì họ quan niệm bát cơm quả trứng là lương thực dẫn đường cho người đã khuất trên con đường đi xuống Cửu Tuyền.

  • Miền Trung

Khác với người miền Bắc, ở miền Trung thường có xu hướng chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ cầu kỳ hơn. Có lẽ là do ảnh hưởng của nền văn hóa cung đình ngày xưa nên khi làm mâm cỗ cúng giỗ người miền Trung sẽ phải đảm bảo có đủ các món thuộc 4 nhóm là nướng, chiên, luộc, canh và xào.

Các món ăn thuộc 4 nhóm này khá đa dạng nhưng đa phần mọi người sẽ chọn những món ăn phổ biến như:

  • Món luộc sẽ chọn thịt lợn, thịt vịt, thịt ngan hoặc thịt gà
  • Món chiên, nướng sẽ chọn tôm, cá, mực hoặc thịt lợn chế biến theo những cách khác nhau
  • Món xào: thường chỉ chọn các loại rau củ là chính. Bạn có thể chọn món su su xào, hoa lơ xào hoặc đậu cove xào…
  • Món canh: loại canh mà người miền Trung chọn để dâng lên mâm cúng sẽ là canh măng xương, canh củ quả hầm xương hoặc thịt bò, canh khổ qua nhồi thịt…
  • Miền Nam

Đối với người miền Nam thì các món ăn trong mâm cúng thường được chọn lựa đơn giản hơn với những món cơ bản như cá lóc kho nước dừa, thịt lợn kho, rau xào, xương hầm củ quả, thịt luộc (chủ yếu là thịt gà và thịt ba chỉ lợn)…

Có thể nói món ăn trong mâm cúng giỗ của người miền Nam tập trung vào 4 cách chế biến chính đó là hầm, luộc, xào và kho. Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình mà có thể chọn chế biến thêm một số món ăn khác để gia tăng thêm hương vị.

Một số điều bạn cần lưu ý khi chuẩn bị món ngon cúng đám giỗ

Mỗi vùng miền và mỗi gia đình lại có tập tục riêng trong việc cúng giỗ, cũng như chọn món ăn đặt lên trên mâm cúng. Chính vì thế mà nếu bạn là nàng dâu mới về nhà chồng thì nên hỏi những bậc bề trên trong nhà để biết cách chuẩn bị cúng giỗ và lên thực đơn cho phù hợp.

Thực đơn trong mâm cỗ giỗ thường phải có một số món ăn truyền thống, mang tính đặc trưng của mỗi vùng miền. Ngoài những món truyền thống bạn có thể chọn thêm một số món ăn mới lạ để tạo sự hấp dẫn hơn cho mâm cúng, đồng thời mang đến sự ngon miệng của người ăn.

Các món ăn được đặt trên mâm cỗ giỗ không được phép chế biến cùng với tỏi. Vì loại gia vị này được xem là điều kiêng kỵ nên chị em cần chú ý khi lên thực đơn và chế biến món ăn.Bên cạnh đó không nên chọn những món sống (ví dụ như gỏi) để bày lên bàn thờ cúng giỗ.

Đi chợ chọn mua thực phẩm để làm các món ăn trong ngày giỗ chị em cần chọn thực phẩm tươi, ngon, tuyệt đối không nên mua đồ đóng hộp. Chất lượng của thực phẩm là điều quan trọng tạo nên món ăn ngon dâng lên ngày cúng giỗ.

Trong quá trình nấu nướng, chế biến các món ăn cho ngày giỗ người làm cần chú ý là không được nếm thử trước khi dâng lên cúng. Bởi theo quan niệm của người Việt thì điều đó thể hiện sự bất kính với người đã khuất.

Các món ăn trong mâm cúng giỗ cần được bày biện đẹp mắt, trang trọng trên mâm hoặc trên bàn. Thông thường bát đũa, đĩa dùng để bày biện món ăn trong mâm cúng đều được sắm riêng cho đồng bộ và chỉ dành riêng cho việc cúng lễ. Không nên dâng cúng lễ bát đũa, đĩa mà gia đình vẫn hay ăn thường ngày vì điều đó thể hiện sự không tôn trọng với người đã khuất.

Trên mâm cúng giỗ ngoài các món ăn đã được lên sẵn theo thực đơn còn cần phải chuẩn bị một ấm trà pha sẵn và đĩa hoa quả (có thể chọn bày riêng các loại hoa quả hoặc bày chung 5 loại hoa quả trong cùng một đĩa). Điều này thể hiện nét văn hóa cúng lễ của người Việt phải có đầy đủ hoa, trà, quả và thực.

Trong cuộc sống bận rộn ngày nay thì việc đi chợ, vào bếp nấu nướng các món trong ngày giỗ là điều khiến nhiều chị em gặp khó khăn. Một mặt là vì không có nhiều thời gian, mặt khác thì không phải ai cũng khéo tay để có thể làm nhiều món cùng một lúc. Chính vì vậy mà việc sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói đang được nhiều chị em lựa chọn.

Với dịch vụ này chị em sẽ không phải bận bịu, tất bật ở trong bếp nữa mà chỉ cần liên hệ với Nấu Tiệc Nhân Tâm và đưa ra yêu cầu. Tất cả đều sẽ được đáp ứng với những món ăn có hình thức đẹp mắt, chất lượng thơm ngon đảm bảo và được mang đến tận nơi đúng vào giờ hẹn. Khi đó chị em chỉ cần bày các món ăn lên trên mâm và tiến hành việc cúng lễ theo đúng quy trình.

Để nhận được những tư vấn cụ thể hơn về cách chọn món ngon trong ngày cúng đám giỗ, cũng như nhận được báo giá chi tiết thì các chị em hãy liên hệ ngay với Nấu Tiệc Nhân Tâm nhé.