Hiển thị tất cả 2 kết quả

Mâm cúng khởi công xây dựng nên chuẩn bị ra sao để may mắn ập đến

Để công trình xây dựng sau khi khởi công được may mắn và thuận lợi thì người ta sẽ tổ chức lễ cúng khởi công. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chuẩn bị mâm cúng khởi công xây dựng đúng lễ. 

Mỗi công trình xây dựng khi tiến hành khởi công thì người ta cũng tổ chức một lễ cúng được gọi là lễ cúng động thổ. Đây là một trong những lễ cúng có ý nghĩa tâm linh cực kỳ quan trọng của người Việt. Để giúp cho bạn có thể chuẩn bị được mâm cúng khởi công xây dựng đúng với tâm linh của người Việt, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn cách chuẩn bị lễ vật. 

Vì sao chúng ta phải cúng khởi công xây dựng? 

Việc chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng xuất phát từ quan niệm tâm linh của người Việt. Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt thì mỗi vùng đất sẽ có một vị thần cai quản gọi là thổ công. Đây là một trong những vị thần linh có nhiệm vụ cai quản vùng đất mà chúng ta đang tiến hành xây dựng dự án. Việc chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng là để xin phép vị thần linh này để có thể thực hiện xây dựng công trình trên mảnh đất này. Cũng như mong cầu vị Thần linh sẽ ban phước lành để mọi việc xây dựng sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi.

Ngoài ra một trong những ý nghĩa cũng khá quan trọng khi chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng đó chính là mong các vong linh hoan hỉ giờ đến chỗ khác. Thông thường thì những khu vực đất trống thường có rất nhiều vong linh lưu lạc trú ngụ. Việc chúng ta xây dựng dự án trên mảnh đất này có nghĩa là chúng ta đang động phạm đến nơi mà họ ở. Theo quan niệm tâm linh của người Việt nếu như chúng ta không tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng thì những vong linh sẽ quấy phá và mang những điều không may mắn đến với công trình. 

Do đó việc chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng dự án là vô cùng cần thiết và quan trọng. Và nó cũng góp phần duy trì một nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời cho đến nay vẫn còn lưu giữ. 

Cần phải chuẩn bị mâm cúng khởi công xây dựng dự án ra sao?

Việc chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng dự án thì cần phải chuẩn bị lễ vật để dâng cúng. Lễ vật chuẩn bị cần đa dạng và phù hợp với tâm linh của người Việt, do đó nếu như bạn đọc cảm thấy khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật thì có thể tham khảo mâm cúng cơ bản sau đây.

Mâm cúng khởi công dự án 

  • Một bộ tam sên bao gồm có một miếng thịt luộc, 3 con tôm luộc và 3 quả trứng vịt luộc.
  • Một con gà trống luộc có đầy đủ bộ phận chéo cánh
  • Một đĩa xôi
  • Một nồi cháo trắng
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo
  • 3 chén nước trà
  • 3 chén rượu trắng
  • Một mâm ngũ quả
  • Một bình hoa
  • Hai cây đèn cầy
  • Nhan
  • Bánh kẹo
  • Tiền vàng mã

Lưu ý khi lựa chọn lễ vật 

Khi chúng ta lựa chọn trái cây để cúng nên lựa chọn 5 loại quả khác nhau với màu sắc đẹp. Tốt nhất là chúng ta nên lựa chọn những loại trái cây có ý nghĩa may mắn phù hợp để mang lại nhiều thuận lợi khi thi công dự án. 

  • Chuối tượng trưng cho hành Mộc 
  • Bưởi đại diện cho hành kim 
  • Hồng đại diện cho hàng hóa 
  • Mận tím đại diện cho hành Thổ
  • Lê trắng đại diện cho hành Thủy

Còn việc lựa chọn hoa để cúng cho việc tổ chức cúng khởi công dự án thì chúng ta nên lựa chọn những loại hoa có ý nghĩa tốt lành như cát tường, lyly, đồng tiền…Đây là một trong những loài hoa mang ý nghĩa tốt lành, phù hợp để cầu mong may mắn và thuận lợi khi chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công. 

Có nên đặt mâm cúng khởi công xây dựng? 

Nếu như bạn quá bận rộn không có nhiều thời gian để chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng khởi công xây dựng thì chúng ta cũng có thể sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng. Hoặc đối với những công ty xây dựng có rất nhiều công trình thì chúng ta nên sử dụng dịch vụ hơn là tự mình chuẩn bị. Đây là một trong những giải pháp giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chuẩn bị lễ vật. Cũng đảm bảo cho người cũng không bị bối rối trong việc chuẩn bị lễ vật không đầy đủ khi tổ chức cúng khởi công dự án.

Điều quan trọng nhất khi chúng ta sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng khởi công dự án đó là nên liên hệ với đơn vị uy tín. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng, không phải đơn vị nào cũng là đơn vị làm ăn uy tín. Do đó để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả của mâm cúng khởi công dự án thì chúng ta nên lựa chọn đơn vị.

Với những thông tin chia sẻ giúp cho bạn đọc có thể lựa chọn được lễ vật cho mâm cúng khởi công xây dựng dự án. Hi vọng bạn đọc có thể tự tay mình chuẩn bị lễ vật để cúng khởi công một cách đúng tâm linh người Việt. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuẩn bị lễ vật thì có thể gọi cho chúng tôi theo số hotline để được hỗ trợ và tư vấn. Cung cấp đa dạng các dòng mâm cúng khởi công dự án để giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Mâm ngũ quả cúng động thổ – 5 loại trái cây thường dùng trong cúng động thổ

5 loại trái cây ở đây chính là để chỉ mâm ngũ quả. Việc sắp mâm ngũ quả là một trong những điều bắt buộc không thể thiếu trong lễ cúng động thổ. Vậy nên chọn những loại trái cây như thế nào? Câu trả lời là chúng ta nên chọn những loại trái cây màu sắc rực rỡ, tên gọi may mắn (thanh long, phật thủ, dưa hấu…); tránh những loại trái cây tên gọi không may mắn như: Roi, bí,…, hay tránh chọn các trái cây: Sầu riêng, mít vì chúng gai góc, dễ gây sát thương trong quá trình thờ cúng. 5 loại trái cây sau thường được dùng bày trí mâm ngũ quả trong mâm lễ cúng động thổ đó là: Trái chuối xanh tượng trưng cho phương Đông; trái bưởi – màu vàng tươi, tượng trưng cho Trung Phương; trái lê có màu trắng vàng hơi đục, tượng trưng cho phương Tây, nếu không có lê, gia chủ có thể dùng dừa hoặc vú sữa thay thế; trái hồng có màu đỏ, là biểu tượng của phương Nam, cũng có thể dùng táo hoặc thanh long. Trên thực tế còn rất nhiều cách chọn mâm ngũ quả khác nhau tùy theo mùa, theo ba miền Bắc – Trung – Nam (Miền Bắc: quất, bưởi, lựu, đào, cam, quýt, táo, thanh long, …; Miền Nam: mãng cầu, vú sữa, dừa xiêm, xoài, sung,…)

Gia chủ chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bài trí các lễ vật lên một chiếc bàn đặt giữa mảnh đất (công trình). Gia chủ bằng lòng thành tâm, tập trung khấn vái thánh thần, thổ địa.

 

Mâm cúng khởi công xây dựng có cần thiết phải cúng? 

Có cần thiết phải tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng hay không? Nếu như chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng thì phải thực hiện như thế nào để đúng với truyền thống của người Việt.

Nhiều gia chủ khi khởi công xây dựng nhà mới còn lăn tăn về việc tổ chức cúng khởi công xây dựng. Và cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc chúng ta có nên tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng hay không? Để giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng? Cũng như hướng dẫn cho bạn cách chọn ngày và giờ phù hợp để tổ chức lễ cúng khởi công sao cho mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Có cần thiết phải cúng khởi công xây dựng hay không?

Việc tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng là vô cùng cần thiết theo quan niệm của ông bà ta là “có thờ có kiêng có thiêng có lành”. Buổi lễ này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người Việt Nam cũng như mong cầu nhiều điều may mắn sẽ đến với công trình sau khi xây dựng. Đặc biệt là nó có thể tránh được tình trạng quấy phá của vong linh đối với công trình trong quá trình xây dựng.

Tổ chức lễ cúng khởi công xây dựng với mục đích là thông báo cho vị Thổ Công cai quản vùng đất biết về sự kiện diễn ra. Đây là một trong những yếu tố thể hiện được sự tôn trọng của người Việt đối với thần linh. Cũng như mong cầu thủ công sẽ tiếp tục che chở và bảo ban cho công trình cho đến khi hoàn thành.

Đặc biệt là khi chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công làm mượn những yếu tố phong thủy may mắn với gia chủ để thu hút tài lộc và năng lượng tốt. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng phù hợp với những ai tin vào phong thủy. Giúp cho gia chủ có thể thuận lợi hơn trên con đường làm ăn cũng như gặp nhiều may mắn.

Cách lựa chọn ngày và giờ để tổ chức lễ cúng khởi công dự án

Lựa chọn ngày và giờ để tổ chức lễ cúng khởi công dự án là vô cùng quan trọng. Để mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ thì tốt nhất chúng ta nên lựa chọn những ngày hợp với bản mệnh của gia chủ. Lựa chọn ngày hoàng đạo tốt có thể dựa trên những sách phong thủy. Ngoài ra một trong những cách để giúp cho chúng ta có được ngày và giờ tốt để cúng khởi công đó là đến thầy phong thủy để xem.

Ngoài ra thì chúng ta cũng nên xem hướng đặt mâm cúng sao cho để thu hút tài lộc và may mắn. Và một trong những vấn đề mà chúng ta cũng cần lưu ý đối với gia chủ đó là không nên xây dựng nhà trong năm không phù hợp. Nếu như gia chủ mượn tuổi để khởi công xây dựng dự án thì bắt buộc phải lánh mặt trong việc tổ chức buổi lễ.

Quy trình động thổ gồm các bước nào?

Sau khi đã biết lễ vật cúng động thổ cần những gì, gia chủ cần tiến hành thủ tục cúng động thổ xây nhà theo trình tự các bước dưới đây:

Bước 1: Chọn giờ, ngày lành tháng tốt để khởi công xây nhà

Đa phần gia chủ sẽ tìm thầy phong thuỷ, thầy bói, các sư thầy có tiếng để xem ngày, giờ phù hợp nhất với mình để tiến hành động thổ. Người Việt Nam xưa nay đều tin rằng mọi việc đến với mình có may mắn, thuận lợi hay không là do tu tâm, tích đức, làm nhiều điều tốt, việc thiện mà thành. Việc thể hiện sự thành tâm, kính trọng, lễ nghĩa với thần linh, thổ địa đúng cách sẽ đem lại may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Vì vậy, gia chủ rất coi trọng việc chọn giờ, ngày lành tháng tốt để khởi công xây nhà để việc xây dựng được suôn sẻ, thuận lợi. Thầy phong thuỷ sẽ  xem mệnh, cung, tuổi của gia chủ – người đứng ra làm đại diện cho gia đình xây dựng công trình; trong trường hợp gia chủ chưa được tuổi xây nhà thì sẽ tiến hành mượn tuổi của người hợp tuổi.

Trong quan niệm dân gian, hành động chọn thời điểm khởi công xây dựng nhà cửa sẽ gồm những nội dung như sau: chọn năm tuổi hợp với gia chủ, chọn tháng đẹp, ngày đẹp, giờ hoàng đạo hợp với gia chủ; đồng thời chọn hướng xây nhà cho hợp với phong thủy, tuổi của gia chủ để làm lễ động thổ xây dựng nhà mới.

Những hành động này đều hướng tới mục đích là chọn thời điểm đẹp nhất, phù hợp nhất cho việc xây dựng nhà mới. Gia chủ hy vọng mọi việc diễn ra suôn sẻ, công việc, sự nghiệp, cuộc sống về sau được thần linh, thổ địa phù hộ, độ trì mà trở nên hưng thịnh, phát đạt, tài lộc dồi dào. Đây cũng là một trong những lý do lý giải tại sao nhiều gia chủ sẽ chờ năm hợp tuổi mình để xây nhà chức không mượn tuổi.

Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà

Sau khi đã chọn được giờ, ngày lành, tháng tốt để làm lễ cúng động thổ, gia chủ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ các lễ vật như đã nêu ở trên. Đồ cúng phải sạch sẽ, tươi mới, không được ôi thiu. Khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, gia chủ bày biện trên mâm (đặt lên bàn nếu mâm lễ to) và để ngoài trời, quay về hướng hợp với gia chủ hoặc người được mượn tuổi.

Bước 3: Tiến hành cúng lễ động thổ làm nhà

Gia chủ hoặc người được mượn tuổi, trong trường hợp gia chủ chưa được tuổi làm nhà sẽ mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, tâm thế an nhiên, thắp 3 nén hương vái bốn phương, tám hướng, sau đó quay mặt hướng vào mâm lễ cúng động thổ thành tâm khấn vái bằng bài văn khấn mà gia chủ đã chuẩn bị từ trước. Sau khi thắp hương, khấn vái xong, gia chủ hoặc người được mượn tuổi đích thân hoá giấy tiền vàng bạc; phải hoá sao cho giấy vàng, tiền bạc cháy hết sạch sẽ không thì theo quan niệm dân gian, các thần linh, thổ địa sẽ không nhận được đầy đủ. Tiếp đến, gia chủ hoặc người được mượn tuổi rải muối, gạo, rượu, nước ngày tại mảnh đất đó. Kết thúc, gia chủ hoặc người được mượn tuổi cầm cuốc, tự tay mình cuốc một cái trên mảnh đất đang động thổ để hoàn thành nghi lễ.

Chuẩn bị lễ tổ chức khởi công dự án như thế nào là đầy đủ?

Làm sao để có thể chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho lễ tổ chức khởi công là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Nếu như cảm thấy quá khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật thì chúng ta có thể tham khảo mâm lễ sau đây.

  • Một bộ tam sên bao gồm có một miếng thịt luộc, 3 con tôm luộc và 3 quả trứng vịt luộc.

  • Một con gà trống luộc có đầy đủ bộ phận chéo cánh

  • Một đĩa xôi

  • Một nồi cháo trắng

  • Một đĩa muối

  • Một bát gạo

  • 3 chén nước trà

  • 3 chén rượu trắng

  • Một mâm ngũ quả

  • Một bình hoa

  • Hai cây đèn cầy

  • Nhan

  • Bánh kẹo

  • Tiền vàng mã

Tốt nhất thì nên sử dụng bài văn khấn nào trong lễ cúng khởi công?

Văn khấn là một phần không thể thiếu khi chúng ta tổ chức lễ cúng khởi công dự án. Bài văn khấn mà chúng tôi chia sẻ sau đây phù hợp cho bạn đọc trong lễ cúng.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Lỗ Vương Hành khiển cùng với Ngũ Nhạc chi thần và Cửu Tào phán quan.

Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Hôm nay là ngày …………. Tháng …………. Năm …………………………….

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………….

Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương…” đó…) căn nhà ở địa chỉ: …………………………………………….. ngôi Dương Cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được  khởi công (hoặc cất nóc, xây cổng, sửa chữa …).

Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời:  Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.  Ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này. Xin mời các vị tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nếu như bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật cúng khởi công thì có thể nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo số hotline để được tư vấn chi tiết.

Khi làm lễ cúng động thổ xây nhà phải lưu ý một số điều sau:

●      Sau khi cúng xong, khi hương đã gần tàn gia chủ hoặc người được mượn tuổi mới được tiến hành hoá tiền vàng và rải muối gạo.

●      Khi cuốc đất để hoàn thành nghi lễ phải cuốc vào chỗ định đào móng.

●      Trong trường hợp mượn tuổi làm nhà: Gia chủ phải làm giấy tờ mua bán tượng trưng mảnh đất đó cho người được mượn tuổi.

●      Khi lúc động thổ: Người được mượn tuổi sẽ thay gia chủ khấn vái, làm lễ động thổ theo các bước trên. Trong lúc đó, gia chủ phải tránh mặt khỏi nơi đó, vị trí cách xa trên 50m. Sau khi lễ động thổ xây nhà hoàn tất xong, gia chủ mới được trở về.

●      Trong quá trình xây dựng nhà, lúc đổ mái các tầng, người được mượn tuổi vẫn phải tiếp tục dâng hương, khấn vái, hành lễ thay gia chủ, gia chủ nhất thiết phải lánh mặt trong lúc làm lễ.

●      Sau khi nhà được hoàn thành, trong lễ nhập trạch, người được mượn tuổi dâng hương, khấn vái thay gia chủ; sau đó khấn thành lời bàn giao nhà lại cho gia chủ. Lúc này, gia chủ cũng làm một tờ giấy mua lại nhà và khấn vái thần linh,  thổ địa tiếp tục buổi lễ.

Những điều đại kỵ khi xây nhà, động thổ:

●      Không nên động thổ xây nhà gần đường cái, ngã ba, ngã tư, các nút giao thông, bởi đây là các địa điểm dễ xảy ra tai nạn, các vấn đề khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn,… ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của gia đình.

●      Không nên động thổ xây nhà gần chùa, đình, đền, miếu,… Nếu xây gần, linh khí trong nhà gia chủ sẽ theo đó bị tiêu tán, bị hút hết gây suy giảm về sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

●      Trước cửa nhà không được có cây, đặc biệt là cây đại thụ. Bởi vì như vậy tuần hoàn các luồng khí trong gia đình sẽ bị chặn đứng, âm dương không hòa hợp.

●      Khi tổ chức lễ động thổ thì những người không hợp tuổi trong gia đình nên tránh mặt, không chỉ riêng gia chủ trong trường hợp mượn người làm lễ.

Trong làm lễ động thổ, việc làm hay gặp thiếu sót nhất của gia chủ là chưa chuẩn bị đầy đủ mâm cúng động thổ; có thể do quên đồ, có thể do không biết đầy đủ lễ vật cần chuẩn bị,… Dù vì lý do gì thì gia chủ cũng sẽ cảm thấy không yên tâm, áy náy, thiếu sót với thần linh, thổ địa. Như vậy thì vừa mới bắt đầu khởi công xây dựng đã gặp vấn đề không hay. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều nơi cung cấp mâm cúng động thổ xây nhà mới, đây là nơi sẽ giải tỏa nỗi lo lắng của gia chủ khi chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ. Nhưng để tìm một đơn vị chất lượng, uy tín, tư vấn nhiệt tình, am hiểu về lĩnh vực này thì chưa hẳn ai cũng biết.

Dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm tự tin bằng sự am hiểu, chăm sóc tận tình của mình sẽ giúp giải tỏa mọi băn khoăn, thắc mắc của gia chủ; giúp lễ cúng động thổ của gia chủ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Với đồ cúng đảm bảo chuẩn theo truyền thống văn hoá người Việt Nam; đồ cúng đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp với túi tiền của gia chủ, chăm sóc khách hàng tận tình,… Đồ Cúng Nhân Tâm tự tin sẽ đem lại sự hài lòng cho bạn