Hiển thị tất cả 3 kết quả

Giới thiệu chung về lễ cúng cô hồn, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch hàng năm

Vào ngày rằm tháng 7 của hàng năm chính là một trong những ngày làm lễ quan trọng đối với bất cứ gia đình nào, vì vậy, gia đình nào cũng rất chú trọng chuẩn bị mâm lễ cúng vào ngày rằm tháng 7.

Ngày rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ có tính chất đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình Việt Nam. Đây không chỉ được coi là một ngày rằm bình thường như những ngày rằm khác mà theo Phật giáo thì ngày rằm tháng 7 còn được gọi là lễ Vu Lan để con cháu báo hiếu cha mẹ, đồng thời, cũng chính là ngày để tổ chức xá tội vong nhân hay cầu siêu cho những vong hồn cơ nhỡ, lang thang.

MÂM CÚNG CÔ HỒN RẰM THÁNG 7

Lễ cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa như thế nào?

Trong ngày rằm của tháng 7, người dân thường tổ chức thực hiện 2 lễ lớn, đó chính là ngày lễ vu lan để gia đình con cháu tưởng nhớ và báo hiếu đối với cha mẹ, những người đã có công sinh thành và nuôi dạy con cháu nên người, đồng thời cũng tổ chức lễ xá tội vong nhân.

Đối với ngày lễ vu lan thì trong Phật giáo tương truyền có vị bồ tát Mục Kiều Liên sau khi đã tu thành chánh quả, để tưởng nhớ tới người mẹ đã mất của mình, ông đã dùng mắt thần để xem khắp thế gian và địa ngục với mục đích tìm kiếm vong hồn của mẹ mình đang ở nơi đâu. Cuối cùng, bằng phép thần thông quảng đại mà ông đã tìm thấy được mẹ của mình dưới địa ngục, nhưng ông cũng không ngờ rằng mẹ mình đã trở thành quý đói, đang bị hành hạ và ông đã rất thương xót. Do vậy, ông đã tự mình đi xuống địa ngục để dâng cơm lên mẹ mình.

Nhưng vì bản tính cố hữu là “tham, sân, si” vẫn còn trong mẹ ông nên lúc thấy cơm, bà đã vì sợ các vong hồn khác thấy được và cướp mất cơm của mình nên đã lấy tay để che bát cơm đi. Chính vì vậy, khi cơm được mẹ ông đưa lên miệng thì đã biến thành lửa,vì qúa thương xót mẹ, ông đã tìm tới xin Phật tổdạy bảo. Phật đã nói rằng cho dù ông có thần thông đến mấy thì cũng không thể cứu được mẹ mình khỏi kiếp quỷ đói, chỉ có duy nhất một cách là hợp lực của các vị chư tăng trên khắp mười phương và làm lễ cầu siêu vào đúng ngày rằm của tháng 7 thì mới có hi vọng giải cứu được người mẹ của ông.

Chính vì vậy, vào ngày rằm tháng bảy ông đã cung thỉnh các vị chư tăng, sắm sửa lễ cúng để nhằm mục đích cứu được mẹ mình ra khỏi kiếp ngọa quỷ. Ông đã làm theo lời Phật tổ chỉ dạy và đã thành công cứu được mẹ của mình ra. Từ đó, lễ vu lan đã ra đời, như là một ngày lễ để cho con người cầu siêu cho ông bà, cha mẹ đã mất hoặc thể hiện tấm lòng tôn kính tới các bậc sinh thành cũng như thể hiện lòng biết ơn và công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Đối với ngày xá tội vong nhân được tổ chức trong dịp rằm tháng 7chính là ngày cầu siêu có nguồn gốc xuất phát từ sự tích dân gian cho rằng, bắt đầu từ ngày 1 cho đến tối ngày 15/7 âm lịch của hàng năm, diêm vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các vong hồn, dã quỷ có thể trở lại với trần thế.

Chính do vậy nên các gia đình thường tổ chứclễ cúng xá tội vong nhân vào đúng dịp rằm tháng 7 để thực hiện cầu siêu cho các vong hồn, dã quỷ cũng chính là cách để cầu khấn cho bản thân và gia đình không bị các ma quỷ tìm đến quấy phá.

Trong Phật giáo cũng có câu chuyên được tương truyền rằng trong khi đức phật A Nan Đà đang tụng kinh thì bỗng có một con Quỷ Miệng Lửa đột nhiên bay vào báo hiệu trong vòng 3 ngày nữa vị Đức Phật này sẽ chết và sau khi chết sẽ hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. Trừ khi Đức Phật cho chúng thức ăn thì mới được thêm tuổi thọ, hơn nữa, để được như vậy, vị Đức Phật này phải tụng kinh siêu độ nhằm tăng thêm phước lành cho mình, cũng là cách để giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể dễ dàng siêu thoát. Đây là nguồn gốc của ngày lễ Xá Tội Vong Nhân có trong Phật giáo.

Ý nghĩa tâm linh của ngày rằm tháng 7 gắn liền với 2 lễ cúng trên. Tuy nhiên, việc tổ chức 2 lễ cúng này phải được tổ chức riêng biệt, có thể tổ chức cùng ngày nhưng phải có 2 lễ cúng khác nhau. Lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa là thể hiện tấm lòng thành kính với công ơn sinh thành và dưỡng giục của các bậc cha mẹ, lễ cúng cũng nhằm khuyên con người hãy biết trân trọng cha mẹ khi còn sống và làm nhiều việc thiện để báo ơn cha mẹ.Lễ cúng cô hồn, vong nhân có ý nghĩa là để cầu siêu thoát cho các vong hồn, dã quỷ không nơi nương tựa và không có ai thờ cúng, trong lễ cúng này, các gia đình sẽ phải cầu siêu và bố thí thức ăn cho chúng để khẩn cầu sự bình an, vô sự.

Giờ nào tốt nhất để cúng cô hồn rằm tháng 7

Theo phong tục và văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam thì các gia đình thường làm lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch rất to và khác với các lễ cúng rằm khác, trong lễ cúng này, các gia đình thường tổ chức cả lễ cúng gia tiên để thực hiện lễ Vu Lan báo hiếu hoặc tham gia lễ Vu Lan của Phật giáo được tổ chức tại nhà chùa và tổ chức lễ cúng cô hồn hay còn gọi là lễ cúng chúng sinh.

Nhiều người đang rất băn khoăn không biết cúng rằm tháng 7 nên tổ chức vào giờ nào thì hợp lý.Theo nghiên cứu của các nhà tâm linh cho rằng, vì lễ cúng rằm được tổ chức cùng với lễ Vu Lan báo hiếu tổ tiên và lễ cúng cô cầu siêu nên cần thực hiện vào ban ngày. Nhưng vì lễ cúng cô hồn là lễ cúng cho các vong linh là các dã quỷ đang bị đày đọa, khổ ải nơi địa ngục, khi trở về trần gian thì các cô hồn này không chịu được ánh sáng dương thế. Do vậy, đối với lễ cúng cô hồn thì nên cúng vào buổi chiều tối hoặc lúc tối hẳn, bởi lúc này thì ánh mặt trời tức dương khí đã giảm, âm khí tăng, rất thuận lợi để các cô hồn tìm đến thụ hưởng lễ vật cúng bái.

Do vậy, tổng thể thì gia đình nên cúng rằm vào khung giờ sau 12 giờ trưa, việc cúng bái nên bắt đầu từ lễ cúng phật trước, sau đó đến cúng gia tiên và cuối cùng là lễ cúng chúng sinh. Như vậy, khi tổ chức lễ cúng chúng sinh thì giờ cúng đã sang giờ chiều tối nên gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm khi muốn siêu độ cho cô hồn và ban phát đồ ăn cho cô hồn, dã quỷ sẽ đều được hưởng. Các cô hồn, dã quỷ cũng vì thế sẽ không tìm đến quấy phá gia chủ trong cuộc sống và công việc.

Đồ lễ cúng rằm tháng 7, mâm cúng cô hồn gồm những gì

Mâm cúng cô hồn (cúng chúng sinh), mâm lễ Vu Lan rằm tháng 7 như phân tích ở trên sẽ bao gồm nhiều món theo phong tục và tập quán của từng nơi và thường bao gồm 3 mâm lễ sau: lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên trong nhà và lễ cúng chúng sinh ở ngoài trời.

Lễ cúng Phật

  • Vị trí đặt mâm lễ cúng ở nơi cao nhất, được đặt cao hơn mâm lễ cúng gia tiên.
  • Hoa tươi để lễ Phật thường được sử dụng là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu… Gia chủ không nên dùng các loại hoa tạp và các loại hoa dại khi cúng ngày rằm tháng 7, đặc biệt không nên sử dụng hoa nhựa.
  • Mâm cỗ cúng lễ Phật nên chuẩn bị như sau: sắm sửa một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là sử dụng mâm ngũ quả trái cây để cúng Phật rồi thụ lộc ngay tại nhà.
  • Cách làm lễ khấn vái: Khi cúng lễ, tốt nhất là chủ lễ đọc một khóa kinh –thường là kinh Vu Lan, với mục đích hiểu rõ về ngày này và hồi hướng công đức cho người cha người mẹ đã mất mau chóng được siêu thoát. Sau khi chủ lễ cúi đầu lạy Phật, dâng lễ rồi tạ ơn thì cầu xin và hứa nguyện, gia đình có thể tụng kinh niệm Phật.

Cúng lễ thần linh và gia tiên trong nhà

  • Vị trí để đặt mâm lễ: lễ cúng thần linh được đặt thấphơn lễ cúng Phật và ở bên trên Lễ cúng gia tiên.
  • Mâm cỗ cúng thần linh theo tục lệ của người dân Việt thường cúng bằng gà trống luộc nguyên con buộc cánh tiên và xôi, lễ đầy đủ cần phải có thêm rượu trắng, trái cây và bình hoa tươi.
  • Mâm cỗ cúng lễ gia tiên thường được làm một mâm cơm, có thể làm món mặn hay món chay tùy vào hoàn cảnh cũng như điều kiện của gia đình. Trên mâm cúng gia tiên cần bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và rất nhiều vật dụng dành cho người ở cõi âm, những vật dụng này được làm bằng giấy lấy tượng trưng từ những vật dụngtrong gia đình như tủ lạnh, ti vi, bếp nấu, nồi, xoong, chảo, quần áo, giày dép, và các vật dụng khác… để cho người ở cõi âm trải qua cuộc sống tiện nghi và đẩy đủ hơn so với cõi trần.

Cúng lễ chúng sinh ngoài trời

  • Vị trí để đặt lễ: đặt ngoài trời, hoặc đặt ở trước cửa chính của ngôi nhà.
  • Chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm:
  • Tiền vàng sắm từ 15 lễ trở lên, các loại quần áo cho chúng sinh vơi số lượng ít nhất là 20 bộ
  • Tiền vàng, trái cây ngũ quả
  • Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang luộc, sắn luộc,kẹo bánh, tiền thật với đủ mệnh giá, cháo loãng chia thành thành nhiều bát nhỏ, gạo và muối đặt trong 2 bát khác nhau.

Đặt biệt lưu ý là trong lễ cúng chúng sinh không được cúng mặn và khi rải tiền ra mâm cần phải rải ra các hướng, mỗi hướng lại cắm ít nhất 3 cây hương và lấy hương với số lẻ.

Nhiều gia đình lại lựa chọn cúng chúng sinh tại chùa bởi họ thực sự không biết cách để mời cô hồn đi sau khi đã làm xong lễ cúng.

Tổ chức mâm cúng rằm tháng 7 đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo với 3 mâm cúng. Do đó, không chỉ huy động về mặt tài chính mà còn cả về nhân lực thành viên trong gia đình tham gia. Đặt trọn gói dịch vụ cung cấp mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 của thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm để giải quyết tối ưu vấn đề trên.