Mâm cúng thần tài thổ địa ngày khai trương cần những gì

Những điều quan trọng cần biết về lễ cúng thần tài thổ địa ngày khai trương

Thần tài – Thổ Địa được xem là những vị thần mang đến sự bình an và tài lộc cho chúng ta. Vậy có cần chuẩn bị mâm cúng Thần Tai vào ngày khai trương không?

cách cúng ông địa thần tài mới thỉnh
cách cúng ông địa thần tài mới thỉnh

Đối với một đơn vị kinh doanh thì khai trương luôn được xem cực kỳ quan trọng. Hầu hết trong ngày này những người chủ đơn vị thường tổ chức một nghi thức không thể thiếu đó là cúng khai trương. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người thắc mắc là có cần chuẩn bị mâm cúng Thần tài, Thổ địa vào ngày khai trương hay không? Lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa cần những gì. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này nhé!

cúng thần tài thổ địa ngày khai trương
cúng thần tài thổ địa ngày khai trương

Những lễ vật cần sửa soạn trên mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa 

Để chuẩn bị một mâm cúng Thần tài, thổ địa tươm tất trong ngày khai trương, mâm cỗ cúng sang trọng hay giản đơn là còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình người làm nghề kinh doanh. Nhưng những món vật phẩm cúng cần phải có, không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài ngày khai trương bao gồm: một bình hoa tươi với năm màu khác nhau, có thể là hoa cúc hoặc hoa hồng, hoa đồng tiền. Một đĩa nhỏ đựng ba củ tỏi nguyên vẹn, to tròn. Một ít cây nến và hương, vàng mã. Một bộ Tam Sên gồm có một quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc, một con tôm luộc và một miếng thịt heo quay hoặc luộc. Ba chén chè và ba đĩa xôi. Trầu cau cùng với một đĩa muối sạch, một đĩa gạo sạch, một chai nước suối và một chai rượu nếp. Ngoài ra còn có một đĩa quả tươi với năm loại quả khác nhau. 

mâm cúng thần tài, lễ vật cúng thần tài thổ địa, mâm cúng vía thần tài, mam cung than tai, mâm cúng ngày vía thần tài, mâm cúng thần tài mùng 10, mam cung ngay via than tai, mâm cỗ cúng thần tài, mâm cúng thần tài thổ địa, mâm lễ cúng thần tài

Với những món vật phẩm cúng trên thì rất đơn giản, dễ làm, dễ chuẩn bị và phù hợp với kinh tế của tất cả mọi gia đình hiện nay. Thể hiện sự biết ơn, tấm lòng thành tâm của người làm nghề buôn bán, kinh doanh để dâng lên Thần Tài với những tấm lòng thành tâm tuyệt đối. Bên cạnh các vật phẩm cúng Thần Tài thì người kinh doanh buôn bán cần chuẩn bị những yếu tố khác để lễ cúng được đầy đủ và trọn vẹn nhất.

Nguồn gốc của tục thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Nguồn gốc thờ Thần Tài

Theo tương truyền từ ngày xưa để lại thì Thần Tài là một vị thần chuyên quản lý về các vấn đề tiền bạc, tài lộc của dân gian. Một điều đặc biệt là vị thần này uống rượu rất nhiều, trong một lần uống say Thần Tài đã trượt chân té xuống trần gian. Sau khi rơi xuống trần gian do đầu bị va vào đá nên vị thần này bị mất trí nhớ hoàn toàn. Tệ hại hơn nữa là vị thần này còn bị lấy mất hết quần áo, tiền bạc nên phải lang thang đi xin ăn sống qua ngày.

Có một ông chủ kinh doanh hàng vịt quay thấy tội nghiệp nên đã đưa người ăn mày này về quán cho ở lại và ăn uống no say. Một điều thần bí đã xảy ra mà không ai có thể giải thích được đó chính là lượng thực khách đến ủng hộ quán ngày càng đông. Tuy nhiên sau một thời gian ông chủ tiệm này thấy người ăn xin mình mời về không làm gì cả mà cả ngày chỉ biết ăn uống. Ngoài ra do nhiều ngày không tắm nên trên người luôn tỏa ra một mùi hôi rất khó chịu. Lo sợ điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thực khách đến ăn uống nên ông chủ đã đuổi người này đi. Khi thấy một người ăn mày lang thang xin ăn thì ông chủ tiệm đối diện lại mời về và cho ăn uống đầy đủ. Sau đó thì kỳ tích cũng xuất hiện lại 1 lần nữa, đó là những thực khách trước đây ở quán bên kia lại lần lượt kéo sang ủng hộ quán bên này.

Thấy được hiện tượng lạ này nên mọi người dân đều cho rằng người ăn xin đó chính là Thần Tài nên ai cũng đều mong muốn ông đến nhà mình để ban phát tài lộc. Họ thường xuyên thay quần áo mới và đãi ông ăn no nê. Vào một ngày đẹp trời, có người mang đến đúng bộ đồ mà vị thần này bị đánh cắp lúc trước. Sau khi mặc vào thì Thần Tài liền nhớ lại tất cả mọi chuyện và bay ngay về trời. Chính vì thế mà người dân đã lập bàn thờ và tôn thờ Thần Tài cho đến ngày hôm nay.

Nguồn gốc thờ Thổ Địa

Như chúng ta đã biết thì Việt Nam là một đất nước hoạt động chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà không quá khó hiểu khi đất đai là một phần gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Một tương truyền kể lại rằng có một vị thần ngự ở trên đất có nhiệm vụ cai quản toàn bộ đất đai, ruộng vườn của người dân đó chính là Thổ Địa. Cũng vì vậy mà Thổ Địa là một vị thần được nhiều người tôn thờ và sùng bái. 

Tục thờ Thổ Địa mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo đặc điểm văn hóa tín ngưỡng của từng vùng . Trong đó thì khi thờ Thổ Địa được xem là cầu mong vị thần này phù hộ trấn giữ đất đai không cho những thế lực xấu quấy phá. Bên cạnh đó có nhiều nơi còn cho rằng Thổ Địa là một vị thần đảm nhiệm việc rước Thần Tài đến nhà. Cũng chính vì thế mà chúng ta thường thấy 2 vị thần này luôn được thờ chung với nhau.

[ cách bày mâm cúng thần tài, mâm cúng ông địa thần tài, mâm cung via than tai, mâm cúng ngày vía thần tài 2021, mâm cúng ông địa, mam cung via than tai, mâm cúng ông thần tài, mâm lễ cúng vía thần tài ]

Cúng ông Địa, Thần Tài trong ngày khai trương có cần thiết không?

Với bất kỳ đơn vị kinh doanh nào thì ngày lễ khai trương luôn được xem là ngày có tầm quan trọng rất lớn. Đây là ngày đầu tiên mà người chủ hoạt động trên con đường kinh doanh nên họ luôn cẩn trọng về mọi thứ.

Trong đó thì văn hóa tâm linh được xem là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài – Thổ Địa sẽ là 2 vị thần mang đến nguồn khách hàng, tài lộc dồi dào cho người chủ. Chính vì thế mà việc tổ chức cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày khai trương là điều rất cần thiết. Bởi vì Thần Tài là vị thần sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh có thêm nhiều khách hàng ghé đến mua hàng. Còn Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai tại xứ sở đó, việc cúng Thổ Địa là sự cầu mong vị thần này trấn giữ không có các thế lực khác quấy phá cơ sở kinh doanh của bạn.

Nên đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở đâu là phù hợp nhất

Đây có lẽ là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, bởi vì khi lập bàn thờ thì chúng ta luôn ưu tiên chọn những nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Thế nhưng vị trí lập bàn thờ dành cho việc thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa thì không phải như thế. Bàn thờ của Thần Tài – Thổ Địa phải được đặt sát mặt đất, hướng quay ra cửa chính và đặc biệt là phải được đặt ở một góc nhà.  

Bạn có thắc mắc vì sao bàn thờ của 2 vị thần là lại đặt ở vị trí đó không? Tất cả đều có lý do của nó cả, vị trí đặt bàn thờ Thần Tài xuất phát từ sự tích như sau:

Vào ngày xưa trong một lần đi buôn bán qua hồ Thanh Thảo thì một người có tên là Âu Minh có cơ duyên được Thủy Thần tặng cho một người hầu gái,  Âu Minh đã đưa người này về nhà mình và để cô làm những công việc hằng ngày. Điều kỳ lạ là sau khi người hầu gái này về ở thì công việc kinh doanh của gia đình Âu Minh trở nên suôn sẻ rất nhiều. Chỉ trong một thời gian không lâu sau đó, Âu Minh đã trở thành người giàu có nổi tiếng khắp vùng.

Vào một ngày đúng dịp Tết Nguyên Đán, không hiểu vì lý do gì đã khiến cho Âu Minh vô cùng tức giận. Ông đã đánh người hầu gái này rất nhiều, điều này đã làm cho cô vô cùng hoảng sợ, chui vào đống rác và trốn đi mất. Từ ngày người hầu gái này bỏ đi thì công việc kinh doanh của Âu Minh trở nên vô cùng tệ hại. Và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn tất cả gia sản của ông đều ra đi, cuối cùng Âu Minh lại trở thành một người nghèo khổ

Những người xung quanh bắt đầu chiêm nghiệm lại rằng khi người hầu gái còn ở trong nhà thì công việc làm ăn rất thuận lợi. Còn khi cô đã bỏ đi thì công việc kinh doanh lại thất bại thảm hại, từ đó họ tương truyền rằng cô là Thần Tài. Cũng chính vì lý do đó mà từ đó trở về sau người ta lập bàn thờ Thần Tài ở sát đất

Còn về phần ông Địa thì theo quan niệm xưa rằng ông Địa ngự tại đất đai và đảm nhiệm việc cai quản mọi vấn đề liên quan đến đất đai, ruộng vườn. Ngài là vị thần gìn giữ sự bình yên, chống lại các thế lực xấu xa xâm hại đến người dân trên mảnh đất mà Ngài cai quản. Chính vì thế việc lập bàn thờ Thổ Địa sát đất là phù hợp với nơi mà Ngài đang ngự.

Từ 2 lý do trên mà ông bà ta từ ngàn xưa  đến nơi khi lập bàn thờ ông Địa, Thần Tài luôn chọn ở những vị trí sát đất, trong góc nhà. Tuy vị trí lập bàn thờ không được sang trọng lắm nhưng tuyệt nhiên bạn không nên xem thường việc thờ cúng 2 vị thận này. Bạn cần phải hương khói, lễ vật đầy đủ, lưu ý là cần phải vệ sinh sạch sẽ trên bàn thờ và khu vực xung quanh bàn thờ. 

Những lưu ý khi thờ cúng tiến hành  Thần Tài – Thổ Địa

Bạn cần lưu ý những điều sau đây khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa để tránh phải những điều gây xúc phạm các vị thần này

  • Tất cả các vật phẩm dụng cụ trước khi đặt lên bàn thờ cần phải được vệ sinh sạch sẽ và tẩy uế. Những vật dụng này cần được tẩy uế bằng nước gừng hoặc rượu trắng pha loãng
  • Lưu ý nên dọn vệ sinh bàn thờ, khu vực xung quanh bàn thờ thường xuyên vì 2 vị thần này luôn yêu thích sự sạch sẽ. 
  • Một điều tối kỵ tuyệt đối không được di chuyển bát hương trong khi lau dọn. Bạn chỉ được đụng vào lư hương vào những ngày sau 25/12 âm lịch hằng năm
  • Khi sắp xếp bàn thờ bạn cần lưu ý là đặt bát hương cần lưu ý là phải thấp hơn hình tượng của Thần Tài – Thổ địa. Điều này sẽ giúp cho 2 vị có thể quan sát toàn bộ không gian của ngôi nhà được thuận lợi hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng hoa quả giả để cúng trên bàn thờ. 

Bây giờ bạn đã có thể biết được có nên chuẩn bị mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày khai trương hay không rồi nhỉ? Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng chia sẻ đến bạn một đơn vị dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng các ngày lễ khác nói chung và mâm cúng Thần Tài ngày khai trương nói riêng an tâm và an toàn, đầy đủ mà lại có giá cả phải chăng.

[ mâm cơm cúng thần tài, mâm cúng vía thần tài mùng 10 tháng giêng, mâm cúng ngày thần tài, mâm cúng thần tài ngày 10 tháng giêng, mâm cúng thần tài ngày khai trương, mâm cúng thần tài mùng 10 tháng giêng, mâm lễ cúng ngày vía thần tài, bày mâm cúng ngày vía thần tài ]