#1 Bài văn khấn cúng Mụ đầy tháng bé trai bé gái

Chắc hẳn rằng, bạn đã chuẩn bị mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé trai bé gái một cách chu đáo mà bạn vẫn chưa biết cách khấn cúng 12 bà mụ, bài văn khấn cúng mụ đầy tháng thì quả là không ổn phải không nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ mẫu bài cúng đầy tháng, văn khấn cúng Mụ cho bé trai, bé gái Chuẩn tâm linh cùng với mâm cúng đầy tháng đầy đủ lễ vật chuản phong tục 3 miền Nam, Trung, Bắc.

Nguồn gốc của Lễ cúng mụ đầy tháng

Ở những thời y học còn chưa phát triển, những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong rất cao. Những đứa trẻ đó có thể mắc những bệnh thông thường như cảm cúm hay ho cũng có thể chết. Bởi vì thời xưa cha ông chúng ta không có kiến thức về y học để chữa trị cho những đứa trẻ ấy. Nếu bị bệnh, những đứa trẻ hoặc sẽ được đưa đến thầy lang trong làng, hoặc được đưa đến thầy cúng, hoặc sẽ phải tự mình chống chọi lại bệnh tật. Nhưng không phải làng nào cũng có thầy lang giỏi để chữa trị. Vì thế nên không phải đứa trẻ nào cũng có thể sống sót đến khi trưởng thành. Vì thế việc tổ chức lễ cúng Mụ, lễ cúng đầy tháng là một sự kiện quan trọng đối với một đứa trẻ vì đó là dấu mốc cho thấy những đứa trẻ đó đã may mắn thoát khỏi những rủi ro bệnh tật trong một tháng đầu của cuộc đời. Giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua, và để hi vọng vào những năm tháng sắp tới sẽ tốt đẹp cho đứa trẻ. Bố mẹ thường tổ chức cúng đầy tháng như một cách ăn mừng vì đứa con của mình đã vượt qua cửa ải đầu tiên của cuộc đời.

Theo quan niệm dân gian của người Việt từ trước đến nay, một đứa trẻ sinh ra là do Đại Tiên (Bà chúa đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bộ phận trên cơ thể đứa trẻ được mỗi Bà Mụ nặn ra. Ví dụ như tay, chân, mắt mũi. Vì vậy xấu hay đẹp cũng là do 12 Bà Mụ nặn ra. Theo quan niệm đó, 12 Bà Mụ chính là người mang đứa trẻ đến với gia đình, có công lớn trong việc tạo ra một đứa trẻ. Vậy nên vào dịp đầy tháng, đầy năm cho trẻ, người ta thường làm một mâm cúng để tạ ơn 12 Bà Mụ, bên cạnh đó cũng là dịp để gia đình cầu xin các Bà Mụ ban cho đứa con của mình những điều may mắn và tốt lành nhất.

Vì hai quan niệm như vậy, lễ cúng đầy tháng cho trẻ ngoài các món ngon đãi tiệc thôi nôi chiêu đãi khách khứa, gia chủ cần chuẩn bị thêm một mâm lễ vật cúng tạ ơn 12 Bà Mụ.

Bài văn khấn cúng Mụ đầy tháng bé trai bé gái

bài cúng đầy tháng - Văn khấn cúng mụ cho bé
bài cúng đầy tháng – Văn khấn cúng mụ cho bé

Cúng Mụ đầy tháng là ngày quan trọng trong cuộc đời của bé trai bé gái

Có thể nói trong cuộc đời của một bé trai hay bé gái thì sẽ có rất nhiều ngày quan trọng nhưng lễ cúng Mụ, lễ cúng đầy tháng chính là ngày quan trọng đầu tiên của bé. Bởi vào ngày này cha mẹ không chỉ chính thức giới thiệu với tất cả mọi người về sự hiện diện của bé sau chẵn 1 tháng chào đời mà còn là thời điểm để cha mẹ tạ ơn các vị thần linh, nhất là 12 bà mụ đã che chở cho bé được khỏe mạnh, bình an.

Lễ cúng Mụ, lễ cúng đầy tháng cần phải được cha mẹ chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận từ việc sắm sửa lễ vật cho tới cách bày biện, bài văn khấn cúng Mụ, bài cúng đầy tháng cho bé trai hay gái cũng như ngày giờ cúng sao cho chuẩn nhất theo đúng quan niệm dân gian từ xưa để lại. Trong lễ cúng Mụ đầy tháng ngoài việc cảm tạ các vị thần linh, các bà mụ ra thì cha mẹ còn mong muốn gửi lời cầu xin của mình đến các vị thần linh, các bà mụ để mong các vị sẽ tiếp tục che chở, bảo vệ cho đứa bé cũng như mong bé lớn lên sẽ gặp được nhiều điều tốt lành.

Cúng Mụ đầy tháng cho bé trai bé gái vào giờ nào, ngày âm hay dương?

Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên lễ cúng đầy tháng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình và các bậc cha mẹ. Vì đây là nghi lễ mang tính lâu đời, truyền thống nên ngày cúng Mụ đầy tháng đều phải được tính theo lịch âm mới được xem là chuẩn. Bên cạnh đó thì ngày mà cha mẹ thực hiện lễ đầy tháng cho bé cần phải dựa trên các quan niệm về tính toán của các cụ truyền lại từ ngày xưa là “gái lùi 2 và trai lùi 1” chính là để tính ngày cúng Mụ chuẩn xác.

Dù tất cả các giấy tờ hay ngày giờ chúng ta đều tính theo dương lịch nhưng riêng việc cúng Mụ đầy tháng cho bé lại phải tính theo ngày âm lịch là bởi nước ta từ xưa đến nay vẫn thường tính theo lịch của Mặt Trăng (âm lịch) do nằm trong những nước phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Thời xưa ông cha ta hay dựa vào mặt trăng và các vì sao để từ đó tính ra được các hiện tượng thời tiết cũng như để đoán biết được ngày mưa hay nắng nên cho đến tận bây giờ thì nước ta vẫn sử dụng song song cả hai loại lịch là âm lịch và dương lịch.

Và theo quan niệm của phương Đông thì ngày được tính theo âm lịch thường không bị suy chuyển nhiều hay bị lệch ngày như khi tính theo dương lịch nên mọi việc cúng lễ quan trọng trong cuộc đời của một con người đều được tính theo ngày âm lịch.

Sau khi đã căn cứ vào các kinh nghiệm, lời truyền dạy từ xưa để lại và tính ra được chính xác ngày làm lễ cúng đầy tháng cho bé thì cha mẹ nên nhớ là phải tiến hành việc cúng lễ vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Bởi đó được xem là giờ đẹp để khấn vái, lễ tạ, cầu xin các vị thần linh và các bà mụ. Còn nếu để cẩn thận hơn thì cha mẹ có thể nhờ thầy cúng hoặc thầy phong thủy xem giờ cho chính xác để hợp với tuổi, với mệnh của bé, giúp cho việc cúng bái được chu đáo hơn.

Qua bài viết trên điều băn khoăn liên quan đến vấn đề cúng Mụ đầy tháng cho bé gái bé trai vào giờ nào, ngày âm hay dương, bài cúng đầy tháng, văn khấn cúng Mụ đầy tháng nào chuẩn, của nhiều bậc cha mẹ đã có được câu trả lời. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thì hãy truy cập vào địa chỉ website https://docungnhantam.vn/