Cách cúng ông táo về nhà mới? Mâm lễ vật & Bài văn khấn!

Cúng ông táo về nhà mới không kém phần quan trọng so với các lễ cúng gia tiên, thần tài, thổ công,… bởi vì đây cũng được xem là nghi thức thờ cúng về nhà mới với nguyện vọng bếp lửa gia đình được ấm yêm, vẹn toàn. Cụ thể cách cúng công táo về nhà mới như thế nào, đặt ở đâu,… sẽ được Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm chia sẻ qua bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách cúng ông táo về nhà mới

Bất cứ gia đình nào cũng vậy, khi đã chuyển sang nhà mới hoặc sửa lại nhà đều cần phải lập bàn thờ cần thiết trong gia đình. Không chỉ có bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần tài, với một số gia đình bàn thờ Táo Quân còn được lập riêng. Tuy nhiên, việc làm như vậy đã gây ra không ít tranh luận nội bộ trong nhà khi lập quá nhiều bàn thờ.

Trước những vấn đề trên, chúng ta cần biết rằng truyền thuyết ông Táo bắt nguồn từ bên Trung Quốc và khi sang Việt Nam đã được dân gian xem là vị thần gần gũi với gia đình mọi người. Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ngài Táo Quân cưỡi cá chép bay về thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng về các diễn biến trong 1 năm vừa qua. Ý nghĩa việc đưa tiễn ông Táo là muốn xin ngài báo cáo những điều tốt đẹp trong gia đình.

Vậy dọn về nhà mới, cúng ông táo có ý nghĩa gì? Nếu như lễ nhập trạch là để khai báo các chư vị thần linh về sự xuất hiện của gia chủ tại mảnh đất đó thì lễ cúng ông táo về nhà mới là nghi thức nhằm trình diện và cầu xin ngài che chở, phù hộ cho gia đình được thuận hoà. Thời gian tuy có khác nhau nhưng đều có điểm chung là xin ngài Táo Quân giúp đỡ gia đình.

Dọn về nhà mới đặt ông táo ở đâu?

Ông Táo hay với tên gọi khác là thần bếp, tất nhiên là sẽ thờ cúng trong khu vực nhà bếp. Trên thực tế, không phải nhà nào cũng được thiết kế có bàn thờ riêng cho táo quân. Vì thế nếu cần thờ ngài thì thỉnh bài vị Táo Quân và đặt ở một gốc bếp hoặc có thể đặt lễ vật lên bàn thờ giờ gia tiên. Tuyệt đối không đặt chung với bàn thờ Thần Tài, vì thần tài sẽ thu hút lộc vào nhà và thờ ông Táo bên cạnh sẽ mất hết lộc.

Mâm cúng ông táo về nhà mới gồm những gì?

Mâm cúng ông táo về nhà mới cũng tương tự với mâm cúng tiễn đưa táo quân về trời. Tuy nhiên, chủ nhà cần lưu ý rằng mỗi quan điểm vùng miền mỗi khác nên cách chuẩn bị sẽ không giống nhau. Điều quan trọng là tấm lòng thờ cúng của bạn và lễ vật chỉ là phần đại diện được dâng lên các vị thần linh. Cụ thể đó là lễ vật cơ bản như sau:

  • Hương nhang.
  • Hoa tươi.
  • Trái cây.
  • Mâm cỗ mặn.
  • 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ)
  • Giấy tiền vàng mã.

Những bộ đồ này sẽ được hóa vàng sau khi cúng xong, bài khấn rước ông táo về nhà mới cũng được hoá chung.

Bài cúng rước ông táo về nhà mới

Sau đây sẽ là hướng dẫn cách thỉnh rước ông táo về nhà mới. Quý gia chủ nên nhớ các bước để tránh bị thiếu sót.

  • Bước 1: Việc đầu tiên bước vào nhà mới là mang bếp lửa, chiếu còn đang sử dụng, chuông gió, bát quái…
  • Bước 2: Nếu gia đình nào có bàn thờ ông Táo riêng thì đặt ở khô ráo, thoáng nước. Sau đó đặt lễ vật và mâm cúng lên ban ông Táo, nếu không có thì đặt lên ban gia tiên cũng được.
  • Bước 3: Gia chủ sẽ tự thắp nhang và đặt vào bát nhang. Lưu ý số nén nhang là con số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9.
  • Bước 4: Thắp hương và thực hiện nghi thức nhập trạch, đọc văn khấn nhập trạch trước gồm 2 bài: văn khấn thần linh và văn khấn yết cáo giao tiên. Tiếp đến đọc văn khấn rước ông táo về nhà mới.
  • Bước 5: Trong quá trình chờ hương cháy, đun nước và pha trà dâng lên thần linh và gia tiên.
  • Bước 6: Sau khi nhanh còn 2/3, thực hiện nghi lễ hoá vàng.

Vậy là bài cúng rước ông táo về nhà mới đã xong và được thực hiện bởi chủ nhà.

Bài Văn khấn rước ông táo về nhà mới

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

TÓM LẠI

Cúng ông táo về nhà mới là nghi thức vô cùng đơn giản thường được chuẩn bị chung lễ cúng nhập trạch. Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm hy vọng rằng, qua bài viết này quý vị chủ nhà có cái nhìn đúng hơn khi thờ cúng các vị thần linh khi chuyển về nhà mới. Nếu như quý khách đang cần tìm dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu thì đã có chúng tôi. Chỉ cần liên hệ chúng tôi – mâm cúng của quý khách sẽ được phục vụ.