Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Và Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

Cúng đầy tháng cho bé là một nghi lễ mà từ ngàn xưa ông cha ta đã rất chú trọng, với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” nên lễ đầy tháng của bé luôn được các bậc cha mẹ chú trọng. Ông cha ta quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, khi bé được sinh ra phải làm lễ cúng đầy tháng để báo cáo sự hiện diện của bé với Ông bà, tổ tiên và tạ ơn Các Mụ đã che chở, bảo vệ hai mẹ con được bình an khi trải qua ca sinh nở vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để tổ chức một buổi lễ đầy tháng thật đầy đủ theo đúng phong tục?

CÚNG ĐẦY THÁNG LÀ GÌ?

Đầy tháng chính là thời điểm từ lúc đứa trẻ được sinh ra trong một tháng. Đây là tháng đầu tiên vô cùng quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở một số nơi, tháng đầu tiên sau khi em bé sinh ra cũng chính là tháng kết thúc ở cữ của người mẹ. Do đó, đây cũng là lúc để kết thúc giai đoạn khó khăn nhất của đứa bé và người mẹ sau khi sinh.

Lễ cúng đầy tháng này thường được các gia đình làm cỗ mời họ hàng và khách khứa hai bên đến để chúc mừng cho bé qua thời trứng nước, sau này lớn lên khỏe mạnh. Đồng thời, lễ cúng cũng để cám ơn Bà Mụ đã nặn ra đứa bé, thông báo với tổ tiên và cầu mong trời sẽ phù hộ cho đứa bé lớn lên khỏe mạnh.

CÁCH TÍNH ĐẦY THÁNG CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO?

Theo dân gian lưu truyền lại thì sự ra đời của đứa bé là phần lớn công sức của Bà Mụ nặn ra, chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ đứa bé. Để đến 9 tháng 10 ngày bé ra đời bắt đầu một cuộc sống dương thế. Cúng đầy tháng là một nghi thức tâm linh vô cùng tốt đẹp cần được lưu giữ.

Theo quan niệm Hiện nay, các bố mẹ thường căn cứ ngày sinh của con dựa trên lịch dương và ngày làm đầy tháng là ngày trùng ngày sinh vào đúng tháng sau. Nhưng theo cách tính truyền thống, ngày làm đầy tháng của trẻ sơ sinh được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó lễ cúng đầy tháng bé gái thì sẽ được lùi lại 2 ngày và  lễ cúng đầy tháng bé trai sẽ được lùi lại 1 ngày như ông bà ta vẫn thường nói “gái lùi hai, trai lùi một”.

  • Ví dụ: Nếu bé sinh vào ngày 03/03 âm thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 01/03 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 02/03 âm. Lễ cúng đầy tháng thông thường sẽ được thực hiện vào trước 12 giờ trưa.

Ngoài ra, còn có 3 Đức ông đó là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).

LỄ CÚNG ĐẦY THÁNG CẦN NHỮNG GÌ?

Lễ cúng Bà Mụ mẹ cần phải chuẩn bị những vật cúng sau:

12 chén chè nhỏ, 1 chén chè lớn ở mỗi vùng miền sẽ cúng các loại chè khác nhau. Như người Huế cúng chè đậu xanh đánh, người Nam thì cúng chè đậu nước dừa và người Bắc thì cúng chè hoa cau.
12 đĩa xôi nhỏ, 1 đĩa xôi lớn. Cũng như chè, người miền Nam thì cúng xôi gấc, người miền Trung thì cúng xôi vò và người Huế thì cúng xôi đậu xanh cà vỏ.
1 con Tréo cánh.
Trà, gạo, muối, nhang, đèn, giấy cúng đầy tháng cho bé.
Các loại bánh kẹo và sắp thành 13 đĩa.

Ông bà ta có nói, khi đứa bé nằm trong bụng mẹ thì sẽ có đến 12 Bà Mụ thay phiên nhau chăm sóc và 1 bà Chúa Thiên Thai quản chuyện thai giáo, nên làm lễ vật cúng cũng phải đầy đủ.

Dù các loại chè, loại xôi ở các vùng miền khác nhau thì cũng có chung một mục đích là cám ơn 12 Bà Mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai và 3 Đức Ông, thông báo với tổ tiên và cầu trời phù hộ cho đứa bé lớn lên khỏe mạnh và ngoan.

Sau khi bày dọn tất cả các mâm lễ vật thì đại diện người lớn tuổi nhất của hai bên gia đình lên bắt đầu buổi lễ và khấn vái. Bài khấn vái bố mẹ có thể lên chùa hoặc nhờ các thầy bói. Khi đã khấn xong thì người làm lễ vòng tay đứa bé lại và vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ cuối cùng là sẽ đốt giấy tờ vàng mã.

NGHI THỨC ĐẶT TÊN CHO BÉ NGÀY ĐẦY THÁNG

Khấn vái kết thúc thì người chủ lễ sẽ tiếp tục xin keo, bằng cách là chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ được làm bằng bạc thật và gieo trên một chiếc dĩa hoặc có thể gieo lên tay và ấp 2 bàn tay lại.

Xin keo hay còn lại là gieo quẻ, xin xâm thông thường có ở những nơi như chùa, đền miếu, lễ Thánh… vào những ngày đầu năm mọi người thường muốn xem quẻ đầu năm để biết được trong năm mới vận mạng của mình có tốt hay không. Còn xin quẻ trong cúng đầy tháng cho bé để làm các thủ tục khai sinh.

Kết quả của việc gieo quẻ như sau: nếu có một mặt úp và một mặt ngửa điều đó có nghĩa là cái tên đó được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu cả 2 mặt đều úp hoặc ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại để tổ tiên có chấp thuận hay không. Cho đến lần thứ 3 mà vẫn không được thì phải đặt tên khác cho bé.

Nhưng cho đến nay, các ông bố bà mẹ thường đặt tên ngay cho để đăng ký giấy khai sinh, nên nghi thức tốt đẹp này dần quên đi và không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, một số gia đình đặc biệt là miền Trung vẫn còn giữ gìn nghi thức đặt tên cho bé trong lễ cúng thôi nôi này.

Ngoài ý nghĩa là xin tên cho bé thì người xưa dùng thủ tục này để xin keo giúp người mẹ được làm phép tẩy uế và kết thúc thời gian ở cử sau khi sinh con. Người mẹ lúc này sẽ bồng con bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần, nếu là bé trai thì bước qua 7 lần, còn bé gái thì phải bước qua 9 lần và cuối cùng là đi quanh nhà.

Trên đây là bài viết chia sẻ về thông tin về hướng dẫn làm lễ đầy tháng cho bé. Mong bé sẽ luôn mạnh khỏe, ngoan và ăn nhanh chóng lớn.