Lễ cúng mở cổng nhà cần những gì? Bài văn khấn chuẩn!

Khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng trọn gói Đồ Cúng Nhân Tâm chắc chắn các bạn đang mong muốn tìm hiểu về lễ cúng mở cổng nhà. Ông bà ta quan niệm rằng: Cổng nhà là bộ mặt của ngôi nhà, do vậy khi muốn khởi công xây dựng và khi hoàn thành xong cổng ngõ điều phải thực hiện lễ cúng.

Ở bài viết này, dịch vụ mâm cúng trọn gói Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc về lễ vật, cách cúng và văn khấn về lễ cúng khai môn mở cổng một cách chi tiết nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

lễ cúng mở cổng nhà
lễ cúng mở cổng nhà

Ý nghĩa của lễ cúng mở cổng nhà

Cúng mở (khai môn) cổng nhà có ý nghĩa giống như lễ cúng động thổ, lễ cất nóc. Mục đích của việc tổ chức lễ cúng này là thông báo với các vị thần, tổ tiên và cầu xin sự che chở, vạn sự suôn sẻ, bình an đến với gia đình.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do vậy, lễ cúng này được các thế hệ con cháu duy trì và phát triển. Thật ra, mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa tâm linh riêng, tạo nên niềm tin về cuộc sống gia đình được sung túc.

Lễ vật trong lễ cúng khai môn mở cổng gồm những gì?

Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình, việc chuẩn bị lễ vật trong lễ cúng mở (khai môn) cổng nhà ít nhiều có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, lễ cúng mở cổng nhà gồm có những lễ vật cơ bản sau:

  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ
  • Muối hũ
  • Trà
  • Rượu
  • Nước
  • Giấy cúng
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè đậu trắng
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo trắng
  • Gà luộc
  • Heo quay
  • Bánh hỏi
  • Bộ tam sên

Nếu quý khách hàng không có thời gian để chuẩn bị lễ vật thì có thể đặt mâm cúng trọn gói online của dịch vụ đồ cúng Bình Dương. Nhanh chóng, tiện lợi, đúng yêu cầu và giao hàng tận nơi!

Văn khấn lễ cúng mở cổng nhà

Bài cúng khai môn cổng nhà tương đối dài và khó nhớ. Do vậy, quý khách hàng có thể in ra khổ giấy A4 để dễ đoc và thực hiện lễ cúng một cách trọn vẹn. Với những khách hàng đặt mâm cúng online tại dịch vụ đồ cúng Bình Dương, khi giao mâm cúng, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn nội dung bài cúng.

Gia chủ lấy giấy sạch và bút cẩn thận ghi bài văn khấn sau đây trước khi làm lễ:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con kính lạy:

– Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

– Quang Dương niên Hành khiểm năm ….

– Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

– Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tôn thần, các Ngài Tôn thần cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm….. (Âm lịch).

Tín chủ con là…..

Tuổi……

Hiện ngụ tại……..

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dân bày ra trước án. Tín chủ con khởi tạo (nếu là cất nóc thì đọc là “cất nóc”, nếu tu sửa phương nào thì đọc là tu sửa phương đó) căn nhà ở địa chỉ…. ngôi Dương Cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, xây cổng…). Nhân có lễ vật tình tài dâng cúng bày trên linh án, tín chủ con thành tâm kính mời:

– Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.

– Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

– Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa.

Ngài Định phúc Táo Quân, các Ngài Địa chúa Long Mạch, Tôn thần và tất cả ác vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án cho chúng con khởi công suôn sẻ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Cần lưu ý gì khi cúng mở cổng nhà?

Để lễ cúng trọn vẹn ý nghĩa và tránh được những điều kiêng kỵ, quý gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi thực hiện lễ cúng, quý gia chủ cần phải xem ngày, giờ nào tốt, hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ.
  • Lễ vật trong lễ cúng phải đầy đủ và chỉnh chu nhất. Đây cũng chính là cách để quý gia chủ bày sự thành tâm của mình với các vị thần, ông bà tổ tiên.
  • Gia chủ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ tiến hành khấn.

Có nên động thổ vào ngày rằm?

Ông bà ta có câu: “Trai mùng 1, gái hôm rằm”. Hiểu một cách đơn giản câu này như sau: Các công việc hay lễ cúng quan trọng thì KHÔNG NÊN thực hiện vào ngày rằm và ngày mùng 1. Đặc biệt biệt là lễ khởi công, động thổ xây dựng.

Ngày rằm mùng 1 là khoảng thời gian để gia chủ chuẩn bị lễ vật đơn giản để dâng lên chư vị tiên linh, ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng thành tâm, cầu xin sự che chở và bảo vệ cuộc sống gia đình được bình an, mạnh khỏe.

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Nhân Tâm – Chuyên nhận đặt mâm cúng động thổ, cất nóc,…

Nhu cầu đặt mâm cúng trọn gói online theo yêu cầu dần trở nên khá phổ biến. Minh chứng rõ nhất cho những điều này, chính là số lượng khách hàng mâm cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm tăng điều qua các quý trong năm.

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Đồ Cúng Nhân Tâm cam kết chất lượng dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đội ngũ tư vấn tận tâm, đúng yêu cầu và tiết kiệm chi phí nhất.

Ngoài mâm cúng mở cổn nhà, chúng tôi còn nhận đặt và giao hàng tận nơi các loại mâm cúng khác, bao gồm cúng đầy tháng thôi nôi, khai trương, động thổ,…

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói Đồ Cúng Nhân Tâm hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ cúng mở cổng ngõ. Mỗi lễ cúng có ý nghĩa khác nhau, do vậy quý gia chủ nên chuẩn bị chỉnh chu và tránh những điều kiêng kỵ.