Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn cơm đầy đủ dinh dưỡng nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, biếng ăn hay chán ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn 1/2 so với khẩu phần ăn theo tuổi hoặc thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút. Biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu bố mẹ thắc mắc về cách thiết kế thực đơn cho bé lười ăn sao cho khoa học thì nên tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

Tại sao cần xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm?

Giai đoạn 1 tuổi bé sẽ bắt đầu tập đứng và chập chững những bước đi đầu tiên trong đời. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để bé có thể học khẩu hình miệng từ giọng nói, cách hoạt động và ngay cả cử chỉ của người lớn. Vì thế nhu cầu dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ cũng cần được lưu ý đáp ứng đầy đủ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng của bé giai đoạn 1 tuổi phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của cơ và xương. Cân nặng trung bình của bé là 10 đến 12kg. Tốc độ tăng trưởng của bé trong giai đoạn này là khá nhanh, bé có thể tăng cân đến 0,2kg và cao lên 2cm mỗi tháng.

Bé thường có cảm giác đói nhanh hơn nhiều lần so với người trưởng thành, vì thế tốc độ chuyển hóa calo của bé rất nhanh, vào khoảng 3,6 đến 4 calo/giờ. Việc trẻ hiếu động cũng sẽ khiến trẻ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, vì vậy việc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi là vô cùng cần thiết.

Hướng dẫn lên thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm

Ở giai đoạn 1 tuổi, bé nên bắt đầu được tập làm quen với cơm nát: cơm nấu dẻo (không quá sệt) được cà nát bằng muỗng hoặc tay; những món bổ sung dinh dưỡng khác như thịt cá thì mẹ có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nhỏ bằng tay; Đối với các loại rau củ thì nên được cắt nhỏ, thái lát mỏng.

Ngoài ra, giai đoạn 1 tuổi của bé ăn cơm nát cũng cần phải kết hợp đa dạng thực phẩm khác để có thể đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Điều này sẽ giúp bé làm quen dần với việc nhai và tiêu hóa cơm cùng các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất khác. Dưới đây là thực đơn tham khảo cho từng bữa mà các mẹ nên tham khảo cho bé:

Bữa sáng:

Bạn nên cho bé ăn những món ăn nhẹ như: cháo nấu cùng thịt heo băm nhuyễn, cháo trứng, cháo bí đỏ, cháo xé nhỏ…

Bạn cũng có thể đổi khẩu vị cho bé bằng: bánh mì mềm chấm sữa, bánh mì ăn kèm với trứng ốp la, các loại ngũ cốc dinh dưỡng và sữa tươi, các loại súp, nui nấu thịt băm nhỏ và rau củ, bún sườn, phở bò hay cơm chiên trứng,…

Đến 9 giờ sáng:

  • Bạn hãy cho bé ăn các loại trái cây bổ sung vitamin cho bé như xoài, đu đủ, dưa hấu,…
  • Cũng có thể cho bé uống các loại nước ép bánh flan, sữa chua,…

Bữa trưa:

Đây là lúc bạn nên cho bé ăn cơm, dựa vào sự phát triển răng hàm của bé để bạn có thể lựa chọn loại thức ăn phù hợp với bé.

Nếu có thể, bạn hãy cố gắng cho bé tập ăn với khoảng 2 lưng bát cơm nát ăn kèm những món khác như: Đậu phụ sốt cà, canh súp khoai tây, canh bắp cải xanh, gà kho, cá sốt cà, canh cải bó xôi, tôm, thịt và canh cá,…

Khoảng 2 giờ chiều:

  • Sau khi bé ngủ trưa dậy thì bạn hãy cho bé uống sữa hoặc nước hoa quả tươi, và ăn nhẹ các loại như: ăn pho mai, bánh quy, bánh mì, bánh bông lan, bánh flan,…

Bữa tối:

Thường thì buổi tối và buổi trưa được xem như thực đơn chính của trẻ. Vì vậy, bạn hãy cho bé tập ăn cơm như buổi trưa nhưng hãy kết hợp với những món phụ khác để cho bé không cảm thấy chán ăn.

Trước khi ngủ tối: Bạn hãy cho bé uống 1 cốc sữa trước khi ngủ từ 1-2 tiếng

Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng bữa ăn cho bé 1 tuổi

Giai đoạn 1 tuổi này bé thường hay kén ăn, điều đó sẽ khiến bé rất dễ bị suy dinh dưỡng. Vì thế, dù cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé theo từng bữa thì mẹ bé không được để bé bỏ bú hoàn toàn, nếu mẹ cắt sữa bú đêm cho bé, bé sẽ có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng.

Trong trường hợp bé dễ ăn, thường xuyên tự tìm kiếm thức ăn thì mẹ hãy chú ý hạn chế khẩu phần ăn để bé có thể phát triển một cách cân đối, không bị các bệnh về béo phì do thừa chất dinh dưỡng.

Bên cạnh việc lên thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm đầy đủ dưỡng chất, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé để quan tâm, trò chuyện và vui chơi cùng bé, giúp bé phát triển toàn diện bản thân hơn,

Cha mẹ cũng nên tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động thay cho việc bồng bế bé thường xuyên hay bảo vệ bé quá đà, để hạn chế làm cho bé tránh phụ thuộc trong quá trình phát triển.

Với những thông tin mà bài viết trên đem lại, mong rằng mẹ bé có thể dễ dàng lên thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm một cách tốt nhất, cung cấp đầy đủ các chất cho sự phát triển của bé về cả thể chất và trí tuệ.