Hướng dẫn bàn cúng tất niên cuối năm chi tiết, đúng phong tục
Mâm cúng tất niên cuối năm là phong tục truyền thống của người Việt để tạ ơn tổ tiên, thần linh trong suốt năm qua. Vì vậy, mỗi gia đình cần chuẩn bị đầy đủ bàn cúng tất niên đầy đủ và chuẩn nghi lễ. Nhưng mỗi vùng miền sẽ có những cách trình bầy mâm cúng tất tiên khác nhau? Vậy mâm cúng tất niên miền nam, miền trung, miền bắc có gì giống và khác nhau?
Mỗi dịp cuối năm ngoài việc dọn dẹp nhà sạch sẽ thì không thể thiếu bàn cúng Tất niên. Đây là một nghi thức quan trọng của gia chủ thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên, thần linh trong suốt một năm qua. Thế nhưng, không phải ai cũng am hiểu về phong tục này hay chuẩn bị mâm cúng như thế nào đúng nghi lễ. Nếu như bạn đang băn khoăn nên chuẩn bị gì thì hãy dành ít thời gian tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Dịch vụ xôi chè cúng, mâm cúng tất niên công ty, gia đình, cơ quan công ty cuối năm.
Nội Dung Chính
- 1 Hướng dẫn bàn cúng tất niên cuối năm chi tiết, đúng phong tục
- 2 Ý nghĩa về bàn cúng Tất niên
- 3 Khi nào tổ chức bàn cúng Tất niên?
- 4 Hướng dẫn bày mâm cúng tất niên đúng truyền thống
- 5 Nên cúng Tất niên ngoài trời hay trong nhà?
- 6 Một vài lưu ý khi tổ chức mâm cúng tất niên cần phải biết
- 7 Dịch vụ tổ chức mâm cúng tất niên chất lượng, tiết kiệm
Ý nghĩa về bàn cúng Tất niên
Nghi lễ Tất niên là một phong tục đánh dấu một năm kết thúc và chuẩn bị sang năm mới. Đây là nghi thức từ xa xưa lâu đời của người Việt. Vào những ngày này mọi người quây quần bên nhau. Tổng kết một năm qua. Đồng thời đón giao thừa và chào đón năm mới. Thời gian này cả gia đình tận hưởng không khí ngập tràn niềm vui sau một năm tất bật với công việc, làm việc.
Tổ chức bàn cúng tất niên thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt. Sau một năm vất vả những ngày cuối năm sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị mâm cúng Tất niên và đón năm mới.
Không chỉ gia đình tổ chức bàn cúng tất niên, nhiều chủ doanh nghiệp cũng tổ chức nghi thức này tại trụ sở làm việc. Do đó, cúng Tất niên ở nhiều công ty không quá cầu kỳ nhưng nghi thức đó phải có. Nghi lễ này bày tỏ lòng tri ân với thần linh đã phù hợp gia đình một năm bình an, sự nghiệp hanh thông.
Khi nào tổ chức bàn cúng Tất niên?
Vào những ngày gần Tết cả nước đều thực hiện tổ chức mâm cúng cuối năm với khói hương, đèn nến, lễ vật ấm cúng. Nhắc mọi người không khí đoàn viên vào dịp cuối năm. Tất niên là thời điểm kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới.
Bàn cúng Tất niên là thời điểm hoàn tất công việc trong năm và không quên nghi thức cúng tổ nghề phù hộ công việc làm ăn phát đạt. Đây là một lễ cúng truyền thống của người Việt báo cáo các vị tổ tiên, thần linh trong suốt một năm làm việc. Đồng thời không quên cầu mong một năm bình yên và sung túc, làm văn phát đạt.
Thế nhưng, tùy vùng miền thì quan niệm cúng Tất niên sẽ khác nhau. Do đó bạn có thể tổ chức nghi thức theo đúng vùng miền. Đa phần nghi lễ này sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ. Thường là 30 hoặc 29 tháng Chạp tùy từng năm.
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình sẽ tổ chức họp mặt khác nhau. Đây là cơ hội cho mỗi thành viên cùng nhau tụ họp lại. Gia đình có thể tổ chức trước nhưng phải đảm bảo bàn cúng Tất niên phải thành tâm và đúng nghi thức.
Lưu ý, trước khi tổ chức cúng Tất niên, mỗi gia đình không quên lau chùi bàn thờ, bàn Phật cẩn thận. Sau đó, chuẩn bị đầy đủ hoa mai, đào, câu đối…Sau khi tổ chức xong, gia chủ không quên chuẩn bị mâm cúng Tất niên theo đúng truyền thống Việt Nam.
cách bố trí mâm cúng tất niên, sắp xếp các lễ vật đơn giản thêm nghệ thuật tại dịch vụ mâm cúng trọn gói.
Hướng dẫn bày mâm cúng tất niên đúng truyền thống
Nghi thức tổ chức mâm cúng tất niên cuối năm là một phong tục không thể bỏ qua vào mỗi dịp cuối năm của người Việt. Tuy nhiên, mâm cúng Tất niên không quá cầu kỳ mà thể hiện tấm lòng của gia chủ. Với đất trời, thần linh đã phù hộ trong suốt một năm qua.
Tùy vào mỗi gia đình, thông thường gia chủ sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ. Một là bàn cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà, hai là mâm cúng trời đất ở giữa sân. Tùy vào mỗi gia đình sẽ chuẩn bị, không nên quá lãng phí khi tổ chức. Ngoài ra, cách trang trí, sắp đặt bàn thờ cúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, phải thật trang nghiêm và ấm cúng khi tổ chức.
Lễ vật cúng mâm cúng Tất niên phải có đầy đủ hương, đèn. Trong đó, hương tượng trưng sự tinh tú, kết nối âm dương, còn đèn tượng trưng Mặt Trăng, Mặt Trời. Tùy vào văn hóa tín ngưỡng, mỗi gia đình, vùng miễn sẽ thêm những vật phụ khác nhau. Trong đó, không thể thiếu:
- Trái cây.
- Hoa.
- Cháo trắng.
- Tam sên.
- Gà ta.
- Heo sữa quay.
- Bánh bao.
- Nhang rồng phụng.
- Đèn cầy.
- Gạo.
- Muối.
- Trà.
- Xôi.
- Bánh chưng.
- Chả lụa.
- Bình hoa
- Lư Nhang.
- Trầu cau.
- Chè.
- Rượu.
- Nước lọc.
- Giấy tiền vàng mã.
- Bánh kẹo.
Ngoài ra, gia chủ nên để ý đến cách bố trí mâm cúng tất niên cuối năm. Thông thường, bàn cúng được bố trí gồm: hương, hoa, giấy tiền, mâm ngũ quả. Với mâm cúng mặn sẽ bố trí thêm bàn thờ phụ hoặc sắp xếp thêm một bàn nhỏ chữ thập phải thấp hơn bàn thờ chính trên bàn thờ.
Hương vị của nét đẹp truyền thống của từng vùng miền trong mâm cúng tất niên cuối năm.
Trọn bộ mâm cúng tất niên đầy đủ các lễ vật với nhiều combo lựa chọn khác nhau chỉ có tại Đồ Cúng Trọn Gói.Sự khác biệt giữa các mâm cơm cúng tất niên ở mỗi miền
Thực tế, mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm khác nhau. Phù hợp với đặc điểm, văn hóa vùng đó. Đối với miền Bắc trong mâm cúng không thể thiếu nải chuối xanh, bưởi, cam. Miền Nam thì mâm ngũ quả phải có dừa, mãng cầu, xoài xanh, sung, đu đủ hoặc một số loại khác như cầu vừa đủ xài.
- Đối với mâm cúng miền Bắc gồm các món sau: giò hầm măng, miến nấu lòng gà, bát mọc, bánh chưng, thịt đông, thịt gà, giò lụa, nộm, dưa muối.
- Mâm cúng miền Trung thì cầu kỳ hơn, thường sẽ có các món như: bánh chưng, dưa món, giò lụa, gà luộc rau răm, thịt đông, chả, thịt heo luộc, giá chua, miến, cá chiên, chả ram.
- Trong khi đó, bàn cúng miền Nam sẽ gồm các món như bánh tét, củ cải ngâm mắm, canh măng, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tộ, thịt heo luộc, gỏi, nem, chả giò…
Trước đây mâm cúng bàn Bắc nói riêng và mâm cúng Tết của người Việt nói chung phải có đủ 6 bát, 8 đĩa. Tuy nhiên, theo thời gian những món ăn truyền thống đã mất đi. Thay vào đó là món ăn đặc sản hiện đại như bò, vịt quay, lẩu…
Nên cúng Tất niên ngoài trời hay trong nhà?
Đối với những lễ cúng Tất niên trang trọng như vậy, gia chủ nên sắp xếp thời gian dọn dẹp nhà cửa. Đặc biệt là bàn cúng gia tiên. Bạn nên lau chùi sạch sẽ và sắp xếp tất cả gọn gàng trước khi tổ chức bàn cúng.
Đối với những gia đình tài chính ổn định bạn cần thêm một mâm cúng ngoài trời. Ngược lại, gia đình có thể sắp xếp một bàn cúng vẫn được. Theo phong tục, bàn cúng Tất niên là thời điểm các thành viên sum vầy, thành kính tổ tiên. Ngoài ra phải đảm bảo bàn cúng phải trang trọng, ấm cúng và trân trọng với những gì đang diễn.
Một vài lưu ý khi tổ chức mâm cúng tất niên cần phải biết
Mâm cúng Tất niên là nghi thức quan trọng và được tổ chức vào chiều 30 Tết. Vì vậy, gia chủ cần nhớ nhiều điểm dưới đây để lễ cúng thêm trọn vẹn và đúng phong tục người Việt.
Nên tổ chức vào tất niên vào chiều tối 30 tết
Thông thường thời điểm thích hợp để tổ chức là chiều tối 30 Tết. Đây là thời điểm mọi chuyện của năm cũ sẽ kết thúc và mọi người đang háo hức chào đón năm mới. Chiều 30 Tết, mọi người cùng nhau ôn lại năm cũ và hứa hẹn những thành công trong năm mới. Vì vậy, thời gian tiến hành cúng thì các thành viên phải có mặt và ăn mặc chỉnh tề.
Chuẩn bị đầy đủ lễ cúng tất niên trước khi ăn cơm Tất niên
Theo phong tục, thời điểm chiều tối ông Công ông Táo mỗi gia đình được về dương gian. Trước khi cả gia đình ăn cơm Tất niên, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ đồ cúng. Trước khi làm lễ mọi người đứng trước bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, gia đình không nên lục đục vào cuối năm và chuẩn bị cho năm mới đầy hy vọng.
Ý nghĩa của mâm ngủ quả trong ngày tết
Mâm cúng tất niên cuối năm phải tươm tất
Mặc dù cúng bái rất quan trọng nhưng gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng tất niên đầy đủ và đúng lễ nghĩa. Gia chủ nên chuẩn bị những lễ vật như: mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, vàng mã, bánh chưng, xôi gà…
Nên nghiêm túc khi cúng tất niên cuối năm
Mỗi khi tổ chức lễ cúng tất cả thành viên nên ăn mặc nghiêm trang. Tuyệt đối trong lúc cuối không được phép đùa hay nói chuyện, chửi bậy… Đây là những hành đồng bất kính với tổ tiên khi cúng.
Trong lúc cúng không được kêu tên trẻ con. Đây là thời điểm cúng là lúc ông cha quy tụ không tránh khỏi hồn ma vào nhà. Nếu trẻ con bị yếu vía sẽ ảnh hưởng đến trẻ con.
Nên mang lại không khí vui vẻ trong bữa cơm Tất niên
Khi gia đình sum họp bữa cơm Tất niên cũng là thời khắc trân trọng sự quý giá, thiêng liêng nhất. Vì vậy, mọi người nên vui vẻ, quây quần cùng nhau. Không được cãi nhau, chửi rủa mà nên nói chuyện vui, những điều tốt lành trong năm cũ. Đồng thời câu chuyện xung quanh các thành viên gia đình với nhau không được nói xấu người khác trong bữa cuối Tất niên.
Kiêng đổ vỡ trong khi cúng tất niên
Không phải ở đầu năm mà thời khắc giao thoa năm cũ, năm mới gia chủ không nên để vỡ bất cứ thứ gì. Theo quan niệm truyền thống, những thứ đổ vỡ sẽ xui xẻo. Đặc biệt, rượu, đèn dầu đổ sẽ thu hút ma quỷ nhiều hơn. Đây là những điều cấm kỵ trong năm cũ mọi người cần chú ý khi chuẩn bị bàn cúng Tất niên mà gia chủ cần biết.
Dịch vụ tổ chức mâm cúng tất niên chất lượng, tiết kiệm
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ mâm cúng trọn gói được nhiều gia đình lựa chọn. Một trong những đơn vị hàng đầu không thể bỏ qua là Dịch Vụ Đồ Cúng. Tại đây, chúng tôi cung cấp cho khách hàng những mâm cúng chất lượng, giá cả phải chăng. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn liên tục hỗ trợ bạn trong suốt quá trình sử dụng mâm cúng. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ mâm cúng trọn gói của chúng tôi.
Bữa tiệc cuối năm luôn là không khí rạo rực của người con Việt, ai ai cũng mong chờ bữa cơm Tất niên cùng với các thành viên gia đình. Đây là phong tục quen thuộc bất kỳ người con Việt nào cũng đều biết và gìn giữ. Nó là phần không thể thiếu cho thời khắc tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn chờ đợi.
Với những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về bàn cúng Tất niên. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp gia chủ chuẩn bị đầy đủ về mâm cúng tất niên chu đáo, chất lượng. Qua đây, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về cách chuẩn bị mâm cúng Tất niên cũng như mỗi vùng miền của đất nước. Chúc các bạn thành công và chuẩn bị lễ thật tươm tất và đúng phong tục truyền thống người Việt.