Cách cúng rằm tháng Giêng đầu năm mới [Tết Nguyên Tiêu] thành tâm

Rằm tháng Giêng hay còn gọi Tết Nguyên tiêu được xem là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của người Việt. Cùng tìm hiểu ngay.

Giờ cúng rằm tháng Giêng tốt năm 2022

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới theo lịch Âm. Ngày này được bắt đầu từ đêm 14 đến hết ngày 15 trăng rằm tháng Giêng âm lịch.

Thông thường được tổ chức vào chính rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình thường cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 Âm lịch.

Rằm tháng Giêng có thể cúng sớm, tốt nhất chỉ nên cúng sớm 1 ngày. Cúng rằm quá sớm hoặc quá muộn có thể làm lễ cúng mất linh.

Rằm tháng Giêng 2022 diễn ra vào thứ Ba ngày 15/2 dương lịch. Nhằm ngày Kỷ Hợi tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần.

Giờ Hoàng Đạo trong ngày có thể lựa chọn tổ chức lễ cúng rằm gồm: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)

Ý nghĩa mâm cúng Rằm tháng Giêng

Dân ta hay quan niệm mọi việc ”đầu xuôi thì đuôi lọt” và ”Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Đặc biệt đây là lễ cúng rằm đầu tiên của năm mới âm lịch nên luôn được coi trọng.

Vào ngày này, mọi gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng linh đình. Mong muốn sẽ mang lại bình an, may mắn cho mọi người trong cả năm.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. 

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau. Nhưng đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của gia đình với thần linh, gia tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy. Gia đình nên dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị thành tâm, nghiêm túc là được.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng thường gồm các món như:

Một mâm cơm cúng có các món quen thuộc như thịt luộc, canh măng, xào thập cẩm, nem rán, rau xào, giò chả, bánh trưng bánh tét. 

Các lễ vật khác như:

Trầu cau têm

Xôi, chè, cháo

Hoa tươi

Trái cây ngũ quả

Trà rượu nước

Nhang đèn, gạo muối

hoặc vịt luộc, heo quay

Bộ giấy cúng rằm

Bánh kẹo

Mâm lễ có xôi gấc/bánh chưng và gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Đặc biệt trong mâm lễ phải có chè trôi nước. Ý nghĩa muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc là được.

Ngoài cỗ mặn, một số gia đình vẫn có thể cúng chay nếu mong muốn, lễ cúng chay thường có:

Hoa quả. 

Chè xôi.  

Các món đậu. 

Canh xào không thêm nhiều hương liệu. 

Bánh trôi nước.

Cỗ chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên Rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng

Mời bạn tham khảo bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng của dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sưu tầm:

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……

Tín chủ (chúng) con là: …….      Ngụ tại: ……….

Chúng con thành tâm có lời kính mời: chư vị thần linh đương nhiệm cai quản năm nay, kính mời thần linh cai quản khu vực này, kính mời gia tiên hai họ nội ngoại. Kính mời chư vị cùng giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ vật cúng rằm tháng Giêng, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Kính mong các vị thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành. Lễ tuy mọn bạc nhưng lòng thành có dư. Mong chư vị soi xét

Cẩn cáo!

Dịch vụ cung cấp mâm cúng rằm tháng Giêng

Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 1 ngày rằm âm lịch. Do đó trong một năm, sẽ có 12 ngày rằm. Theo quan niệm các ngày rằm lớn trong năm của nước ta bao gồm: Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Tư (lễ Phật Đản), Rằm Tháng Bảy (lễ Vu Lan), Rằm Tháng Tám (Trung Thu) và các ngày lễ Phật Giáo khác.

Trong 12 ngày rằm này, có 3 ngày rằm rất lớn, được gọi là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên.

Thượng Nguyên, chính là rằm tháng Giêng. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới, với nhiều ước mong tốt lành.

Trung Nguyên, chính là rằm tháng Tư. Đây là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi niết bàn. Người dân quen gọi là lễ Phật Đản.

Hạ Nguyên, chính là rằm tháng Bảy. Rằm Tháng Bảy, là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng là ngày rằm cúng cô hồn vất vưởng.

Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm cung cấp tất cả các mâm cúng rằm trong năm, và nhiều mâm cúng khác với mức giá ưu đãi.

Nếu mọi người có nhu cầu các mâm cúng trọn gói nhớ liên hệ cho chúng tôi tại trang website và fanpage. Hân hạnh được phục vụ.