【Hướng dẫn】Cách cúng Ông Táo ở miền Nam chuẩn truyền thống

Lễ cúng Ông Táo là lễ cúng quan trọng được gìn giữ và phát triển qua từng thế hệ. Thông thường, lễ cúng Ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền thì việc chuẩn bị lễ vật và thời gian cúng ít nhiều cũng sẽ khác nhau. Vậy cách cúng Ông Táo ở miền Nam thế nào? Nó có gì khác so với truyền thống cúng Ông Táo miền Trung và miền Bắc?…

Những thắc mắc này sẽ được dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm giải đáp ở bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý gia chủ cách cúng ông Táo miền Nam một cách chi tiết, đúng chuẩn truyền thống của người dân nơi đây. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo

Ông Táo là một trong ba vị thần trông coi việc bếp núc (“Hai ông một bà”). Ngoài ra, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Ông bà ta quan niệm rằng: Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng về trời chầu Ngọc Hoàng. Ông sẽ báo cáo những việc tốt và và chưa tốt trong một năm của gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Sau đó, vào đêm giao thừa, Ông Công Ông Táo sẽ trở về trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Đây chính là dịp để gia chủ bày tỏ sự thành tâm tạ ơn các vị thần đã che chở và bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong gia đình được bình an, suôn sẻ.

Lễ vật trong mâm cúng Ông Táo ở miền Nam

So với người miền Bắc thì người miền Nam đơn giản và không “nặng” phong kiến bằng. Do vậy, về mâm cúng và cách cúng cúng sẽ có nhiều sự khác biệt.

Theo đúng truyền thống của người miền Nam, mâm cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp gồm có những lễ vật sau:

  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • Thịt lợn luộc hoặc luộc ngậm hoa hồng
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc

Ngày nay, lễ cúng Ông Táo cũng dần được đơn giản hóa. Do vậy, tùy thuộc vào văn hóa và quan niệm tâm linh của từng gia đình thì các lễ vật trong mâm cúng ít nhiều có sự biến tấu, không bắt buộc phải đầy đủ các lễ vật trên.

Nội dung văn khấn (bài cúng) Ông Táo ở miền Nam

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cách cúng Ông Táo ở miền Nam có gì khác so với miền Bắc, miền Trung?

Về cơ bản, lễ cúng Ông Táo miền Nam, miền Bắc hay miền Trung điều có chung một ý nghĩa. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về văn hóa vùng miền và quan niệm tâm linh của từng vùng nên cách cúng Ông Táo ở mỗi nơi có một số điểm khác nhau.

So với mâm cúng Ông Táo miền Bắc và miền Trung, mâm cúng Ông Táo ở miền Nam có các điểm khác biệt sau, cụ thể:

  • Thời gian cúng Ông Táo

 Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm. Thông thường, các gia đình đã chuẩn bị làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

 Người miền Nam cúng vào ngày 23 tháng chạp và vào khoảng thời gian từ lúc 20h -23h. Họ quan niệm rằng đây là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đan và được người dân gọi là Tết Ông Táo.

  • Lễ vật cúng Ông Táo

Người miền Bắc quan niệm: Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời. Do vậy, người miền Bắc sẽ chọn mua một hay ba con cá chép sống để cúng Ông Táo. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ thả nhẹ nhàng cho chúng trở lại sông.

Người miền Nam thì có hai sự lựa chọn: Có thể cúng cá chép cũng được hoặc có thể thay cá chép bằng ” cò bay, ngựa chạy” làm bằng giấy. Sau khi cúng xong thì hóa vàng chúng.

 Đây chính là hai sự khác biệt rõ ràng nhất mà quý gia chủ có thể nhận ra ngay giữa cúng Ông Táo miền Bắc và miền Nam.

KẾT LUẬN:

Người miền Nam thường cúng đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Họ quan niệm rằng ngày này chính là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán và người dân gọi là Tết Ông Táo. Thời gian cúng Ông Táo là buổi tối, từ 20h – 23h. Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về cách cúng Ông Táo ở miền Nam.

Nếu quý gia chủ không có nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị lễ cúng thì có thể lựa chọn dịch vụ mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của chúng tôi. Mọi thắc mắc của quý khách hàng xin vui lòng gọi điện theo số hotline hoặc Fanpage để được tư vấn, hỗ trợ.