Khi bé thừa cân, cần điều chỉnh chế độ ăn của bé như thế nào

Con bị thừa cân sẽ khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều trị thừa cân béo phì ở trẻ không đơn thuần là việc giảm cân bằng mọi giá mà cần thiết kế một chế độ ăn cho trẻ thừa cân giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng kết hợp với tăng cường vận động thể lực để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ Nhiều bậc phụ huynh đau đầu khi phải lựa chọn thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân. Mà vừa đảm bảo dinh dưỡng để trẻ phát triển mà vừa không gây tăng cân, tích tụ mỡ xấu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ chế độ ăn của bé thừa cân nhé.

Nguyên nhân, hậu quả thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân là một tình trạng tăng cân nặng quá mức. Và so với cân nặng bình thường và chiều cao. Béo phì là tình trạng bé bị tích lũy nhiều mỡ trong cơ thể.

Nguyên nhân là gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em thường là do:

  • Cho trẻ ăn nạp nhiều năng lượng vào một ngày. Cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, ăn vặt thường xuyên
  • Trẻ lười ăn rau hay bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào buổi tối
  • Cho trẻ ngủ quá nhiều vào thười điểm ban ngày

Hậu quả về bệnh béo phì ở trẻ:

  • Trẻ sẽ thấy tự ti với bạn bè, dễ bị trầm cảm
  • Khi béo phì trẻ hoạt động sẽ khó khăn
  • Gây ra nhiều bệnh mạn tính quá sớm cho cơ thể trẻ.

Tình trạng béo phì ở trẻ là một mối nguy hại, nguy hiểm. Nếu không chữa trị và ngăn chặn sớm cho trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình.

Chế độ ăn mà mẹ cần chú ý khi có con bị béo phì

Muốn giảm cân cho trẻ béo phì mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ. Cũng như hoạt động và tăng trưởng. Thì mẹ nên kiểm soát chế độ ăn của bé thừa cân và khuyến khích trẻ tăng cường vận động hằng ngày.

  • Cho trẻ ăn điều độ và đủ bữa (05 bữa), đúng giờ, bữa ăn tối cách giờ đi ngủ trên 2 tiếng.
  • Ăn chậm và nhai kỹ .
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau xanh. Mỗi ngày cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, …
  • Hạn chế cho bé ăn muối, dưới 5g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì nên dùng 2 đến 4g/ngày.
  • Bố mẹ cần thay đổi cách thức chế biến các món ăn cho trẻ. Từ đó chuyển đổi từ kiểu chế biến chiên, nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol sang dạng hấp, luộc. Ăn thật thanh đạm, chọn những loại thực phẩm ít cholesterol.
    Bổ sung vitamin cho bé:
  • Chất bột đường: Mẹ nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ. Ví dụ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt và khoai củ có đậm độ năng lượng thấp. Nó không đắt tiền, luôn có sẵn và là một nguồn protein quý, vitamin và khoáng chất tốt.
  • Chất đạm: Để đảm bảo được lượng Protein cần thiết cho bé. Thì bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ. Ví dụ như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, phomai, trứng, sữa bột tách bơ,… . Lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì là Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày. Và Trẻ từ 1-3 tuổi cần 19-25g, còn trẻ lớn hơn cần tới 25-40g chất đạm mỗi ngày.
  • Chất béo: Chất béo cũng rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Bởi vì nó cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể. Và nhất là sự phát triển của não bộ cũng như để hòa tan, hấp thu một số dạng vitamin. Vì thế, việc chọn lọc các loại thực phẩm chứa chất béo không no và giàu omega-3 rất tốt. Chúng giúp trẻ vừa phát triển trí não, vừa giảm được cân nặng. Ví dụ như: Cá hồi, các loại cá béo, dầu oliu, dầu mè…

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn và dinh dưỡng lành mạnh cho bé. Việc cho bé vận động với những môn thể thao nhẹ nhàng sẽ làm bé khỏe hơn.

Chế độ luyện tập cho trẻ thừa cân béo phì

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe
  • Chú trọng vào những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng và gần gũi với cuộc sống. Ví dụ như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang, bơi lội…
  • Nên hướng dẫn các trẻ làm các công việc ở nhà
  • Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính và trò chơi điện tử…
  • Cho trẻ tập các bài tập với các thời lượng hợp lý. Mẹ không nên ép trẻ tập quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp nữa
  • Không nên bắt trẻ học quá nhiều và tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Thừa cân ở trẻ gây ra những hệ lụy không hề mong muốn. Vì vậy những người làm bố làm mẹ cần tập dần lối sống lành mạnh. Cùng chế độ ăn cho bé thừa cân hợp lý. Mẹ nên cho trẻ vận động tập thể dục thường xuyên. Nên để cân trong nhà, hằng ngày theo dõi cân nặng cho trẻ, tránh để trẻ thừa cân nặng.