Mẹ bầu cần lưu ý những gì cho tháng cuối thai kỳ của mình

Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu mệt mỏi nhất do bụng bầu ngày càng nặng nề. Đồng thời tâm lý mẹ có nhiều lo lắng khi đã gần đến ngày sinh. Cùng lưu lại những lưu ý trong tháng cuối thai kỳ quan trọng nhất trong 3 tháng cuối nhé!

Chế dộ dinh dưỡng:

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong giai đoạn trước khi bé yêu chào đời. Làm nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đáp ứng được tiêu chí: lành mạnh, cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và giúp làm giảm các biến chứng thai kỳ.

Những loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung

Thực phẩm giàu chất sắt:

Thịt , lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.

Thực phẩm chứa vitamin A:

Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

Thực phẩm giàu chất xơ:

Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…

Thức ăn giàu vitamin C:

Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ. Nhóm thực phẩm này quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối

Thực phẩm giàu a-xít folic:

Những loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt

Thực phẩm giàu canxi:

Những lưu ý trong tháng cuối thai kỳ là này cần canxi cao nhất so với cả thai kỳ. Các thực phẩm giàu canxi: các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, các loại sữa bò, sữa dê,yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.

Uống nhiều nước:

Trong những tháng thứ 8 và 9 của thai kỳ, việc cung cấp nước cho cơ thể là rất cần thiết. Mẹ bầu nên uống 8-10 ly nước hoặc thay bằng nước trái cây tươi

Sử dụng viên uống bổ sung vitamin:

Viên sắt:

Nếu viên uống đa vi chất của mẹ không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày.

Viên đa vi chất:

Những lưu ý trong tháng cuối thai kỳ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.

Canxi:

Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo. Lượng canxi cần bổ sung khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.

Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn:

Mẹ nên lựa chọn thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu khi trồng trọt.

Nên ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thực phẩm tươi sống chứa những loại ký sinh trùng hoặc vi khuẩn nhiễm khuẩn tác động đến sức khỏe của bé và mẹ.

Mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

Mẹ nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…

Không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Ăn gì dễ vào con không vào mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nhận biết sớm các dấu hiệu chuyển dạ

Không phải em bé nào cũng chào đời chính xác vào ngày dự sinh. Những lưu ý trong tháng cuối thai kỳ mẹ nên biết được những dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chuẩn bị.

Ra máu báo:

Xuất hiện máu ở vùng kín. Lượng máu không nhiều, chỉ thấm chút ít ở quần con, hoặc thấm ra giấy khi mẹ lau vệ sinh.

Rỉ ối:

Nước ra ở vùng kín mà mẹ không kiểm soát được. Cần phân biệt với hiện tượng són tiểu, nếu nước không màu không mùi thì chính là nước ối.

Xuất hiện các cơn gò:

Mẹ sẽ cảm thấy bụng bị co thắt và hơi đau và có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và kéo dài trên 2 phút thì mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Mẹ bầu cần chú ý quan sát, nắm bắt sớm các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện, đảm bảo cho bé chào đời an toàn.

Những lưu ý quan trọng ở 3 tháng cuối thai kỳ

Theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.

Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.

Tiêm ngừa uốn ván 2 trước sinh ít nhất một tháng.

Tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.

Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.

Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập phù hợp với thể trạng của mình.

Mẹ bầu không được kích thích núm vú, vì hành động này có thể khiến hóc môn oxytocin bị giải phóng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Rất nguy hiểm đối với em bé chưa đủ tháng. Có thể thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng để làm giảm sự căng tức ngực.

Tham gia học những lớp học tiền sản nếu có thời gian

Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.

Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn. Để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể đi massage mẹ bầu.

Trong cả thai kỳ 9 tháng 10 ngày thì 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là rất quan trọng. Những lưu ý trong tháng cuối thai kỳ khi có các triệu chứng bất thường cần đi bệnh viện ngay lập tức